Cổ hải dương học

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cổ hải dương học là ngành khoa học nghiên cứu lịch sử của đại dương trong quá khứ địa chất về mặt hải lưu, hóa học, sinh học, địa chất và quy luật lắng đọng trầm tích và hiệu suất sinh học. Các nghiên cứu cổ hải dương học sử dụng các mô hình môi trường và các proxy khác nhau cho phép cộng đồng khoa học đánh giá vai trò của các chu trình đại dương trong khí hậu toàn cầu bằng cách tái xây dựng khí hậu trong quá khứ ở những quãng nghỉ khác nhau. Các nghiên cứu cổ hải dương học cũng liên hệ chặt chẽ tới Cổ khí hậu học.

Nguồn và phương pháp của thông tin[sửa | sửa mã nguồn]

Cổ hải dương học tận dụng cái gọi là phương pháp proxy như là một cách để suy ra thông tin về tình trạng trong quá khứ và sự tiến hóa của các đại dương trên thế giới. Một số công cụ proxy địa hóa khác nhau bao gồm phân tử hữu cơ chuỗi dài (như alkenone), đồng vị bền và phóng xạ, và kim loại vết.[1] Thêm nữa, lõi trầm tích cũng có thể hữu ích; lĩnh vực cổ hải dương học thì có mối liên hệ gần gũi với trầm tích họccổ sinh vật học.

Nhiệt độ bề mặt biển[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chép nhiệt độ bề mặt biển có thể thu được từ lõi trầm tích biển sâu sử dụng tỉ lệ đồng vị oxy và tỉ lệ magnesi trên calci (Mg/Ca) trong sự tiết vỏ từ sinh vật phù du, từ các phân tử hữu cơ chuỗi dài ví dụ như alkenone, từ san hô nhiệt đới gần bề mặt biển, và từ vỏ của động vật thân mềm.[2]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Henderson, Gideon M. (tháng 10 năm 2002). “New oceanic proxies for paleoclimate”. Earth and Planetary Science Letters. 203 (1): 1–13. Bibcode:2002E&PSL.203....1H. doi:10.1016/S0012-821X(02)00809-9.
  2. ^ Cronin, Thomas M. (2010). Paleoclimates: understanding climate change past and present. New York: Columbia University Press. ISBN 9780231144940.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]