Bước tới nội dung

Caramel

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Caramel
Một đĩa chứa nước đường chưng thành caramel
BữaTráng miệng hoặc ăn vặt
Xuất xứKhông rõ
Vùng hoặc bangKhông rõ
Sáng tạo bởiVarious claims
Thành phần chínhĐường
Biến thểBrittles, pralines, crème brûlée, crème caramelcaramel apple
Nước caramel màu nâu sánh đặc trưng

Caramel, còn gọi nước hàng, đường thắng hay kẹo đắng, là loại nước có màu nâu, thu được bằng cách đun nóng các loại đường. Nước caramel được dùng để tạo hương vị cho các loại bánh (bánh flan, bánh trứng), kẹo, kem lạnh hoặc dùng trong chế biến một số món ăn châu Á như thịt kho, cá kho...

Quá trình caramel hóa xảy ra khi gia nhiệt chậm các loại đường ở nhiệt độ khoảng 170 °C (340 °F). Khi đường tan chảy, các phân tử bị phá vỡ và tái tạo thành các hợp chất có màu sắc và hương vị đặc trưng.

Hóa học

[sửa | sửa mã nguồn]

Caramel hóa là việc loại bỏ nước khỏi đường, dẫn đến đồng phân hóa và trùng hợp đường thành các hợp chất cao phân tử. Các hợp chất như difructoza-anhydrid có thể được tạo ra từ các monosacarit sau khi mất nước. Các phản ứng phân mảnh tạo nên các hợp chất phân tử lượng thấp dễ bay hơi và có thể tạo hương vị. Phản ứng trùng hợp tạo thành các hợp chất cao phân tử sẽ làm cho sản phẩm có màu nâu đậm[1].

Chất tạo màu caramel

[sửa | sửa mã nguồn]

Chất tạo màu caramel (150/E150) là chất lỏng, đậm đặc, màu nâu đậm, vị đắng thu được từ phản ứng caramel hóa đường và được đóng chai để dùng trong công nghiệp thực phẩm. Các loại đồ uống như nước cola sử dụng màu caramel.

Màu caramel

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Caramelization”. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2009.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]