Cộng hòa Miền Nam Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hòa miền Nam Việt Nam
1969–1976
Quốc kỳ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam

Tiêu ngữĐộc lập – Dân chủ – Hòa bình – Trung lập

Lãnh thổ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố chủ quyền (đỏ)
Lãnh thổ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố chủ quyền (đỏ)
Tổng quan
Vị thếChính phủ lâm thời
Nhà nước xã hội chủ nghĩa liên minh với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1975
Thủ đôThị xã Đông Hà (1973–1975)
Sài Gòn – Gia Định (1975–1976)
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Việt
Tôn giáo chính
Tam giáo: Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo
Chính trị
Chính phủChính phủ Cách mạng lâm thời
Chủ tịch Hội đồng Cố vấn 
• 1969–1976
Nguyễn Hữu Thọ
Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời 
• 1969–1976
Huỳnh Tấn Phát
Lịch sử
Thời kỳChiến tranh lạnh
Chiến tranh Việt Nam
• Thành lập
6 tháng 6 năm 1969
• Tiếp quản Việt Nam Cộng hòa
30 tháng 4 năm 1975
• Thống nhất với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
2 tháng 7 năm 1976
Địa lý
Diện tích 
• 1973
173.809 km2
(67.108 mi2)
Dân số 
• 1973
19.370.000
Kinh tế
Đơn vị tiền tệĐồng
Tiền thân
Kế tục
Việt Nam Cộng hòa
CHXHCN Việt Nam
Hiện nay là một phần của Việt Nam


Cộng hòa miền Nam Việt Nam là một chính thể tại miền Nam Việt Nam, được thành lập bởi Đại hội Quốc dân miền Nam Việt Nam mà nòng cốt là lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam thành lập ở miền Nam Việt Nam với mục đích quản lý các vùng đất do phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam kiểm soát tại miền Nam Việt Nam. Đây là nhà nước lâm thời được lập ra nhằm để tăng tính hợp pháp và chính danh của các vùng mà Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam kiểm soát.

Theo Hiệp định Paris, thì Cộng hòa miền Nam Việt Nam là một trong hai chính thể tồn tại ở miền Nam Việt Nam, và là một trong ba chính thể trên lãnh thổ Việt Nam. Cộng hòa Miền Nam Việt Nam được một số các quốc gia công nhận và có quan hệ ngoại giao (tính đến 24/1/1976 thì chính thể này có tổng cộng 90 nước công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao, Kuwait là nước cuối cùng thiết lập quan hệ ngoại giao với Nhà nước này 24/1/1976 trước khi Việt Nam tái thống nhất hòa bình 2/7/1976)[cần dẫn nguồn]. Chính thể này tham gia ký Hiệp định Paris 1973 với tư cách là một bên tham chiến. Chính phủ này tiếp quản các lãnh thổ thuộc kiểm soát của Việt Nam Cộng hòa sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hợp nhất thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tham khảo

Liên kết ngoài

Chính phủ
Lãnh đạo
Quốc ca
Tiền nhiệm
Việt Nam Cộng hòa
Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
1975 – 1976
Kế nhiệm
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam