Cổng thông tin:Lịch sử Đế quốc Trung Hoa/Bài viết chọn lọc/5

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nhà Thanh (tiếng Mãn Châu: daicing gurun; tiếng Mông Cổ: Манж Чин Улс; chữ Hán: 清朝; bính âm: Qīng cháo; Wade-Giles: Ch'ing ch'ao; âm Hán-Việt: Thanh triều) là một triều đại do dòng họ Aisin Gioro (Ái Tân Giác La) ở Mãn Châu thành lập, nên còn được gọi là Đế quốc Mãn Châu. Khi đó, Mãn Châu là một địa danh nằm phía bắc bán đảo Triều Tiên. Hiện nay, vùng đất này bị phân chia giữa đông nam Ngađông bắc Trung Quốc. Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Mông Cổ và Trung Quốc.

Từng được người Nữ Chân xây dựng và tuyên bố là Hậu Kim Triều năm 1616 tại Mãn Châu, năm 1636, nó đổi tên thành "Thanh", và mở rộng vào lục địa Đông Á và các lãnh thổ xung quanh, lập nên Đại Thanh Quốc (chữ Hán: 大清國; bính âm: dàqīngguó). Nhà Thanh chinh phục và trở thành triều đình cai trị năm quốc gia: Trung Quốc (1644-1659), Đài Loan (1683), Mông Cổ (1691), Tây Tạng (1751), Uyghur (1759). Đế quốc Mãn Châu Thanh bao gồm năm quốc gia với năm ngôn ngữ. Tất cả năm quốc gia giành được độc lập khi nhà Thanh kết thúc vào năm 1912.

Trong thời gian trị vì, nhà Thanh đã củng cố quyền quản lý của họ đối với Trung Quốc, hoà nhập với văn hoá Trung Quốc, và đạt tới tầm ảnh hưởng cao nhất của Đế quốc Trung Hoa. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự của họ đã giảm sút trong thế kỷ 19, và phải đối mặt với sức ép từ bên ngoài, nhiều cuộc nổi loạn và những thất bại trong chiến tranh, nhà Thanh tàn tạ từ sau nửa cuối thế kỷ 19. Nhà Thanh bị lật đổ sau cuộc Cách mạng Tân Hợi khi hoàng hậu nhiếp chính khi ấy là Hiếu Định Cảnh Hoàng hậu, đối mặt với nhiều sự phản kháng buộc phải thoái vị nhân danh vị hoàng đế cuối cùng, Phổ Nghi, ngày 12 tháng 2 năm 1911.