Chimichanga

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chimichanga
Chimichangas
Tên khácChivichanga
LoạiBurrito
Xuất xứNorthwestern Mexico/Southwestern United States
Thành phần chínhTortillas, rice, cheese, beans, machaca, jalapeño, carne adobada or shredded chicken

Chimichanga (/ɪmiˈæŋɡə/; tiếng Tây Ban Nha: [tʃimiˈtʃaŋɡa]) là một loại burrito chiên ngập dầu phổ biến trong nền ẩm thực Tex-Mex (Texan + Mexican), Tây Nam Mỹ. Món ăn thường được chuẩn bị bằng cách nhồi vào bánh tortilla với nhiều loại nguyên liệu khác nhau, thông thường là gạo, pho mát, đậu, machaca (thịt khô), carne adobada (thịt ướp gia vị), carne seca (thịt bò khô), thịt gà xé, sau đó gói lại. Sau đó chiên ngập dầu và có thể ăn kèm với salsa, guacamole, kem chua hay phô mai.

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Những cuộc tranh luận về nguồn gốc của chimichanga vẫn không ngừng diễn ra.[1][2][3][4]

Các từ chimi và changa bắt nguồn từ 2 thuật ngữ của Mexico và Tây Ban Nha: chamuscado (past participle của từ chamuscar[5]), có nghĩa là làm cháy hoặc bị cháy xém, và changa, liên quan đến chinga (dạng thứ ba hiện tại của động từ chingar[6]), một biểu cảm bất lịch sự thể hiện sự bất ngờ hoặc một sự xúc phạm.[7]

Theo một nguồn tin thì[8] Monica Flin, nhà sáng lập của Tucson, Arizona, nhà hàng El Charro, vô tình làm rơi một cái bánh burrito vào một cái chảo chiên ngập dầu vào năm 1922. Cô ta ngay lập tức bắn 1 câu chửi tục bằng tiếng Tây Ban Nha "chi..." (chingada), nhưng ngay lập tức ngừng lại và la lên chimichanga, một chữ tiếng Tây Ban Nha tương tự với "thingamajig".[9]

Woody Johnson, nhà sáng lập của Macayo's Mexican Kitchen, tự nhận chính mình đã phát minh ra món Chimichanga vào năm 1946 khi ông ta chiên bánh burrito bằng chảo chiên ngập dầu như một bài thử nghiệm tại nhà hàng Woody's El Nido. Món " burritos chiên" này đã cực kì nổi tiếng vào năm 1952, when Woody's El Nido trở thành Macayo's, món chimichanga là một trong những món chính trong Menu của nhà hàng. Johnson khai trương Macayo's vào năm 1952.[2]

Mặc dù không có hồ sơ chính thức ghi lại thời điểm xuất hiện của món ăn, cựu sinh viên Đại học Arizona nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Jim Griffith nay đã nghỉ hưu nhớ lại là đã nhìn thấy món chimichanga ở làng Yaqui Old [./https://en.wikipedia.org/wiki/Pascua_Yaqui_Tribe Pascua] ở Tucson vào giữa những năm 1950.[10]

Với món biến thể chivichanga, chủ yếu được sử dụng ở Mexico, một khả năng khác là có người nhập cư vào Hoa Kỳ đã mang món đó ăn theo họ, chủ yếu thông qua Nogales vào Arizona. Khả năng thứ ba là chimichanga, hay chivichanga, từ lâu đã là một phần ẩm thực địa phương của Pimería Alta ở Arizona.

Kiến thức và sự hiểu rõ về giá trị của món ăn từ từ được lan ra từ Tucson, với sự phổ biến ở những nơi khác đang tăng được tăng lên trong những thập kỷ gần đây. Mặc dù chimichanga hiện được xem như một phần của Tex-Mex, nhưng gốc rễ của nó ở Hoa Kỳ dường như là ở Hạt Pima, Arizona.[11]

Theo dữ liệu do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ trình bày, một khẩu phần điển hình bao gồm 183 gram (6,5 ounce) thịt bò và phô mai chimichanga chứa 443 calo, 20 gram protein, 39 gram carbohydrate, 23 gram chất béo, 11 gram chất béo bão hòa, 51 miligam cholesterol và 957 miligam natri.[12][13][14]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Danh sách các loại bánh mì

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Trulsson, Nora Burba (tháng 10 năm 1999). “Chimichanga Mysteries: The Origin of Tucson's Deep-fried Masterpiece Is an Enigma Wrapped in a Tortilla”. Sunset. ISSN 0039-5404. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2009 – qua HighBeam Research.
  2. ^ a b Henderson, John (ngày 24 tháng 1 năm 2007). “We All Win as Chimichanga War Rages on”. Food & Dining section. The Denver Post. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2009.
  3. ^ Laudig, Michele (ngày 22 tháng 11 năm 2007). “Chimi Eat World: Arizona's deepest-fried mystery is smothered in cheese, guacamole and sour cream”. Phoenix New Times. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2019.
  4. ^ Lacey, Marc (ngày 15 tháng 11 năm 2011). “Arizonans Vie to Claim Cross-Cultural Fried Food”. The New York Times.
  5. ^ “chamuscar”. Diccionario de la lengua española (bằng tiếng Tây Ban Nha). Real Academia Española.
  6. ^ “chingar”. Diccionario de la lengua española (bằng tiếng Tây Ban Nha). Real Academia Española.
  7. ^ Del Castillo, María (1966). Cocina mexicana [Mexican cuisine] (bằng tiếng Tây Ban Nha) (ấn bản 5). México, D.F.: Editorial Olimpo. OCLC 4682105.
  8. ^ Matteo Marra, "Tales of the chimichanga's origin" [liên kết hỏng]
  9. ^ Stradley, Linda (ngày 27 tháng 4 năm 2017) [ngày 18 tháng 5 năm 2015]. “Chimichanga History and Recipe”. What's Cooking America (blog).
  10. ^ Miller, Tom (2000). Jack Ruby's Kitchen Sink: Offbeat Travels Through America's Southwest. tr. 79. ISBN 9780792279594.
  11. ^ Meesey, Chris (ngày 29 tháng 4 năm 2009). “On The Range: Chimichangas”. Dallas Observer. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2019.
  12. ^ “Basic Report: 21071, Fast foods, chimichanga, with beef and cheese”. United States Department of Agriculture. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2015.
  13. ^ Stein, Natalie (ngày 22 tháng 5 năm 2012). “Nutrition Facts About Chimichangas”. San Francisco Chronicle. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2019.
  14. ^ Leeds, Jeff (ngày 19 tháng 7 năm 1994). “The Whole Enchilada: It's Too Fat for You, Study Says”. Los Angeles Times.