Chất dinh dưỡng thiết yếu
Chất dinh dưỡng thiết yếu là chất dinh dưỡng cần thiết cho các chức năng của cơ thể bình thường, mà hoặc là cơ thể không thể tự tổng hợp, hoặc không thể tổng hợp được với số lượng đầy đủ để cơ thể có sức khỏe tốt (ví dụ: niacin, cholin), và do đó cơ thể phải thu nạp từ chế độ ăn uống. Các chất dinh dưỡng thiết yếu cũng được xác định bởi các bằng chứng sinh lý học về tầm quan trọng của chúng trong chế độ ăn uống, ví dụ như bảng Dietary Reference Intake.[1] của Hoa Kỳ.
Một số loại chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm các vitamin, khoáng chất dinh dưỡng, axit béo thiết yếu và amino acid thiết yếu. Nước và oxy cũng cần thiết cho sức khỏe và đời sống con người, nhưng cơ thể không thể tổng hợp được oxy, còn nước là một sản phẩm phản ứng hóa sinh của sự trao đổi chất thì lượng nước sinh ra cũng không đáp ứng đủ nhu cầu. Cả nước và oxy đều cần thiết như là chất phản ứng sinh hóa trong một số quá trình, và nước được sử dụng theo nhiều cách khác nhau như là dung môi, chất mang, chất làm mát, và tham gia vào cấu trúc phân cực, nhưng cả nước và oxy thường không được coi là chất dinh dưỡng.
Các loài khác nhau có các chất dinh dưỡng thiết yếu rất khác nhau. Ví dụ, hầu hết động vật có vú tự tổng hợp được axit ascorbic, và vì thế axit ascorbic không được xem là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho các loài đó. Tuy nhiên, axit ascorbic là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho con người do con người cần đến nguồn axit ascorbic từ bên ngoài (về mặt dinh dưỡng axit ascorbic được gọi là vitamin C).
Nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu có tính độc hại ở liều lượng lớn. Ngược lại, một số chất dinh dưỡng thiết yếu có thể có trong chế độ ăn điển hình với lượng lớn hơn cần thiết mà không có ảnh hưởng rõ rệt nào.
Axit béo
[sửa | sửa mã nguồn]- Axit α-linolenic (chuỗi axit béo omega-3 ngắn nhất).
- Axit linoleic (chuỗi axit béo omega-6 ngắn nhất).
amino acid
[sửa | sửa mã nguồn]- Isoleucin
- Lysin
- Leucin
- Methionin
- Phenylalanin
- Threonin
- Tryptophan
- Valin
- amino acid thiết yếu đối với cho trẻ em nhưng không thiết yếu đối với người lớn:
Vitamin
[sửa | sửa mã nguồn]- Vitamin A (retinol)
- Vitamin Bp (cholin)
- Vitamin B1 (thiamin)
- Vitamin B2 (riboflavin, vitamin G)
- Vitamin B3 (niacin, vitamin P, vitamin PP)
- Vitamin B5 (pantothenic acid)
- Vitamin B6 (pyridoxin, pyridoxamin, hoặc pyridoxal)
- Vitamin B7 (biodin, vitamin H)
- Vitamin B9 (axit folic, folat, vitamin M)
- Vitamin B12 (cobalamin)
- Vitamin C (axit ascorbic)
- Vitamin D (ergocalciferol, hoặc cholecalciferol)
- Vitamin E (tocopherol)
- Vitamin K (naphthoquinoid)
Chất khoáng dinh dưỡng
[sửa | sửa mã nguồn]- Calci (Ca)
- Chloride (Cl−)
- Crôm (Cr)[2]
- Coban (Co) (một phần của Vitamin B12)
- Đồng (Cu)
- Iod (I)
- Sắt (Fe)
- Magiê (Mg)
- Mangan (Mn)
- Molypden (Mo)
- Niken (Ni)[3]
- Phospho (P)
- Kali (K)
- Selen (Se)
- Natri (Na)
- Lưu huỳnh (S) với một số vai trò khác nhau[4]
- Kẽm (Zn)[5]
Có sự khác nhau rất lớn về nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng. Ví dụ, một người nặng 70 kg có chứa 1,0 kg calci, nhưng chỉ có 3 mg coban.
Các nguyên tố
[sửa | sửa mã nguồn]Nhiều nguyên tố có thể liên quan đến sức khoẻ con người trong các thời điểm khác nhau.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Chất dinh dưỡng
- Danh sách chất dinh dưỡng đa lượng
- Danh sách chất dinh dưỡng vi lượng
- Các phytochemical trong thực phẩm
- Suy dinh dưỡng
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “National Academy of Sciences. Institute of Medicine. Food and Nutrition Board. Dietary Guidance: DRI Tables”. US Department of Agriculture, National Agricultural Library and National Academy of Sciences, Institute of Medicine, Food and Nutrition Board. 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2010. Chú thích có tham số trống không rõ:
|6=
(trợ giúp) - ^ “National Academy of Sciences. Institute of Medicine. Food and Nutrition Board. Dietary Reference Intakes: Elements”. US Department of Agriculture, National Agricultural Library and National Academy of Sciences, Institute of Medicine, Food and Nutrition Board. 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2010. Chú thích có tham số trống không rõ:
|6=
(trợ giúp) - ^ a b Mertz, W. 1974. The newer essential trace elements, chromium, tin, vanadium, nickel and silicon. Proc. Nutr. Soc. 33 p. 307.
- ^ Nelson, D. L.; Cox, M. M. "Lehninger, Principles of Biochemistry" 3rd Ed. Worth Publishing: New York, 2000. ISBN 1-57259-153-6.
- ^ R. Bruce Martin "Metal Ion Toxicity" in Encyclopedia of Inorganic Chemistry, Robert H. Crabtree (Ed), John Wiley & Sons, 2006. DOI: 10.1002/0470862106.ia136