Họ Cá trích

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Clupea harengus membras)
Họ Cá trích
Thời điểm hóa thạch: Early Eocene–Recent [1]
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Clupeiformes
Họ (familia)Clupeidae
Cuvier, 1817
Các chi
Xem bài.

Họ Cá trích (danh pháp khoa học: Clupeidae) là một họ bao gồm các loài cá trích, cá trích dày mình, cá mòi, cá mòi dầu, cá cháy v.v. Họ này bao gồm nhiều loại cá thực phẩm quan trọng nhất trên thế giới và cũng thường được đánh bắt để lấy dầu cábột cá.

Một số loài[sửa | sửa mã nguồn]

Các loài có giá trị thương mại quan trọng nhất bao gồm:

Các chi[sửa | sửa mã nguồn]

Cho tới năm 2022 họ này được hiểu theo nghĩa rộng (sensu lato), chia thành 5 phân họ, bao gồm Clupeinae, Alosinae, Dorosomatinae, Ehiravinae và Spratelloidinae.

Phân loại dưới đây của Clupeidae sensu lato dựa theo Van der Laan (2017)[2] và Nelson, Grande & Wilson (2016).[3]

Tuy nhiên, tính đơn ngành của Clupeidae sensu lato lại không được hỗ trợ[4][5]; với năm nhánh được hỗ trợ tốt được Lavoué et al. (2013) nhận dạng có thể trở thành các họ mới[5].

Nghiên cứu của Wang et al. năm 2022 tách họ Clupeidae sensu lato thành Clupeidae sensu stricto (= Clupeinae), Alosidae (= Alosinae), Dorosomatidae (= Dorosomatinae), Ehiravidae (= Ehiravinae), Spratelloididae (= Spratelloidinae).[6]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Dữ liệu liên quan tới Clupeidae tại Wikispecies
  • Tư liệu liên quan tới Clupeidae tại Wikimedia Commons
  1. ^ Chủ biên Ranier Froese và Daniel Pauly. (2023). "Clupeidae" trên FishBase. Phiên bản tháng 4 năm 2023.
  2. ^ van der Laan, Richard (tháng 12 năm 2017). Freshwater fish list (PDF) (ấn bản 23). tr. 997. ISSN 2468-9157.
  3. ^ Nelson, Joseph S.; Terry C. Grande; Mark V. H. Wilson (2016). Fishes of the World (ấn bản 5). John Wiley & Sons. ISBN 9781118342336.
  4. ^ Li C. & G. Ortí, 2007. Molecular phylogeny of Clupeiformes (Actinopterygii) inferred from nuclear and mitochondrial DNA sequences. Mol. Phylogenet. Evol. 44(1): 386-398.
  5. ^ a b Lavoue S., M. Miya, P. Musikasinthorn, W. J. Chen, M. Nishida. 2013. Mitogenomic evidence for an Indo-West Pacific origin of the Clupeoidei (Teleostei: Clupeiformes). PLoS ONE 8(2): e56485. doi: 10.1371/journal.pone.0056485.
  6. ^ Qian Wang, Leyli Purrafee Dizaj, Junman Huang, Kishor Kumar Sarker, Charalampos Kevrekidis, Bettina Reichenbacher, Hamid Reza Esmaeili, Nicolas Straube, Timo Moritz & Chenhong Li, 2022. Molecular phylogenetics of the Clupeiformes based on exon-capture data and a new classification of the order. Mol. Phylogenet. Evol. 175: 107590. doi: 10.1016/j.ympev.2022.107590.