Ctenolabrus rupestris

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Ctenolabrus)
Ctenolabrus rupestris
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Labriformes
Họ (familia)Labridae
Chi (genus)Ctenolabrus
Valenciennes, 1839
Loài (species)C. rupestris
Danh pháp hai phần
Ctenolabrus rupestris
(Linnaeus, 1758)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Labrus rupestris Linnaeus, 1758

Ctenolabrus rupestris là loài cá biển duy nhất thuộc chi Ctenolabrus trong họ Cá bàng chài. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1758.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền tố anchi trong từ định danh của chi theo tiếng Hy Lạp nghĩa là "lược", hàm ý đề cập đến việc loài này (trước đây được xếp vào chi Labrus) có xương nắp mang hình lược[2].

Từ định danh của loài trong tiếng Latinh có nghĩa là "sống giữa các mỏm đá", hàm ý đề cập đến việc loài này thường xuất hiện ở những khu vực có nhiều đá để chúng có thể ẩn náu dễ dàng vào các khe đá[2].

Phạm vi phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

C. rupestris có phạm vi phân bố ở Đông Bắc Đại Tây Dương. Loài này được ghi nhận từ bờ biển Na Uy trải dài về phía nam đến Maroc, bao gồm toàn bộ bờ biển của Anh, Ireland, phía nam biển Baltic và hầu hết bờ biển Địa Trung Hải (nhưng không được ghi nhận tại biển Levant ở bờ đông); mở rộng phạm vi về phía đông đến biển Marmara, biển Đenbiển Azov[1].

Chúng sống gần những rạn đá ngầm có nền đáy là những thảm cỏ biển ở độ sâu đến ít nhất là 50 m; cá trưởng thành thường sống ở vùng nước sâu hơn[3].

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

C. rupestris có chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận là 18 cm, nhưng hiếm khi vượt quá 12 cm[4]. Tuổi thọ tối đa được ghi nhận ở loài này là 8 năm[3].

Cơ thể của C. rupestris có màu đỏ hồng, đỏ cam hoặc hồng da cam, phớt vàng kim. Có đốm đen phủ lấy gốc của một vài tia vây lưng đầu tiên (từ tia thứ nhất đến tia thứ sáu) và một đốm đen rất lớn ở nửa trên cuống đuôi[4][5].

Số gai ở vây lưng: 16–18; Số tia vây ở vây lưng: 8–10; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 14; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số tia vây ở vây đuôi: 15[5].

Sinh thái[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của C. rupestris là những loài động vật hình rêu, giáp xácđộng vật chân bụng[3]. Mùa sinh sản của C. rupestris kéo dài từ mùa đông sang đến mùa hè năm sau. Trong mùa sinh sản, cá đực bảo vệ lãnh thổ của chúng[1].

C. rupestris cùng Symphodus melops được sử dụng với mục đích kiểm soát các loài rận biển ký sinh trên cá hồi Đại Tây Dương[6].

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Pollard, D. (2010). Ctenolabrus rupestris. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2010: e.T187751A8620934. doi:10.2305/IUCN.UK.2010-4.RLTS.T187751A8620934.en. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ a b C. Scharpf; K. J. Lazara (2021). “Order LABRIFORMES: Family LABRIDAE (a-h)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2021.
  3. ^ a b c Froese Rainer, và Daniel Pauly (chủ biên) (2021). Ctenolabrus rupestris trong FishBase. Phiên bản tháng 2 2021.
  4. ^ a b B. E. Picton; C. C. Morrow (2016). Ctenolabrus rupestris (Linnaeus, 1758)”. Encyclopedia of Marine Life of Britain and Ireland. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2021.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  5. ^ a b Francis Day (1884). The Fishes of Great Britain and Ireland, Tập 1. Nhà xuất bản Williams and Norgate. tr. 264.
  6. ^ Sandra Deady và đồng nghiệp (1995). “The use of cleaner-fish to control sea lice on two Irish salmon (Salmo salar) farms with particular reference to wrasse behavior in salmon cages” (PDF). Aquaculture. 131 (1): 73–90.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)