Cá dìa trơn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Siganus fuscescens
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Họ (familia)Siganidae
Chi (genus)Siganus
Loài (species)S. fuscescens
Danh pháp hai phần
Siganus fuscescens
(Houttuyn, 1782)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Centrogaster fuscescens Houttuyn, 1782
  • Amphacanthus fuscescens (Houttuyn, 1782)
  • Teuthis fuscescens (Houttuyn, 1782)
  • Siganus margaritiferus (Valenciennes, 1835)

Siganus fuscescens là một loài cá biển thuộc chi Cá dìa trong họ Cá dìa. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1782. Tại Việt Nam, S. fuscescenstên thông thườngcá dìa tro[2] hoặc cá dìa trơn[3].

Phân loại học[sửa | sửa mã nguồn]

S. fuscescensSiganus canaliculatus được cho là cùng một loài nhưng khác nhau về màu sắc và hình thái, tuy nhiên điều này vẫn còn gây tranh cãi[4].

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh của loài cá này, fuscescens trong tiếng Latinh có nghĩa là "sẫm màu", hàm ý đề cập đến phần thân trên có màu nâu của chúng[5].

Phạm vi phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

S. fuscescens có phạm vi phân bố ở vùng biển Đông Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Loài cá này xuất hiện phổ biến ở vùng biển các nước khu vực Đông Nam Á; từ quần đảo Andaman trải dài về phía đông đến FijiSamoa; phía bắc giới hạn đến ngoài khơi miền nam Nhật Bản và phía nam trải dài đến hai bờ tây và đông của Úc[1]. S. fuscescens ưa sống gần các rạn san hô và những nơi có nhiều rong tảo, hoặc ở khu vực cửa sông lớn, độ sâu khoảng 50 m trở lại[1][6].

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Một cá thể S. fuscescens chưa trưởng thành

Chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận ở S. fuscescens là 40 cm, nhưng thường chỉ đạt đến kích thước 25 cm[7]. Cơ thể có màu nâu xám đến nâu lục với nhiều đốm nhỏ màu xanh ánh kim; bụng màu trắng bạc. Một dải màu nâu ở ngay rìa của nắp mang. Từ môi trên, dọc theo vùng gáy và lưng có màu vàng lục. S. fuscescens trưởng thành chuyển sang hoa văn lốm đốm với các mảng màu trắng và nâu sẫm khi chúng sợ hãi hoặc nghỉ ngơi vào ban đêm[8][9].

Số gai ở vây lưng: 13; Số tia vây ở vây lưng: 10; Số gai ở vây hậu môn: 7; Số tia vây ở vây hậu môn: 9; Số tia vây ở vây ngực: 15 - 18; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5[8].

Sinh thái học[sửa | sửa mã nguồn]

Khi còn là cá con, S. fuscescens hợp thành đàn với khoảng 200 cá thể, nhưng có thể lên đến 5000 cá thể. Cá trưởng thành ăn tảo nâutảo lục, trong khi cá con ăn tảo sợi và cỏ biển[7].

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c K. E. Carpenter; A. Lawrence; R. Myers (2016). Siganus fuscescens. Sách đỏ IUCN. 2016: e.T69689554A115469581. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-3.RLTS.T69689554A69690344.en. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2020.
  2. ^ Nguyễn Văn Hảo (2001). Cá nước ngọt Việt Nam (Tập 3). Nhà xuất bản Nông nghiệp. tr. 501-502.
  3. ^ Lê Thị Thu Thảo; Võ Văn Quang; Nguyễn Phi Uy Vũ (2018). “Tthành phần loài khu hệ cá vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Ngãi” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 18 (2): 166–177. doi:10.15625/1859-3097/18/2/8562.
  4. ^ T.‐H. Hsu; Y. T. Adiputra; C. P. Burridge; J.‐C. Gwo (2011). “Two spinefoot colour morphs: mottled spinefoot Siganus fuscescens and white‐spotted spinefoot Siganus canaliculatus are synonyms” (PDF). Journal of Fish Biology. 79: 1350–1355. doi:10.1111/j.1095-8649.2011.03104.x.
  5. ^ Christopher Scharpf; Kenneth J. Lazara (2020). “Order ACANTHURIFORMES (part 2)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2020.
  6. ^ Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Siganus fuscescens trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2019.
  7. ^ a b D. Woodland (2001). K. E. Carpenter; V. H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Vol. 6. Bony fishes part 4 (Labridae to Latimeriidae), estuarine crocodiles, sea turtles, sea snakes and marine mammals (PDF). FAO Species Identification Guide for Fishery Purposes. FAO. tr. 3636. ISBN 978-9251045893.
  8. ^ a b “Black Rabbitfish, Siganus fuscescens (Houttuyn 1782)”. Fishes of Australia. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2020.
  9. ^ Siganus fuscescens. Reef Life Survey. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2020.