Các khu cư trú trong núi đá Bhimbetka

Các khu cư trú trong núi đá của Bhimbetka
Di sản thế giới UNESCO
Các bức tranh đá của Bhimbetka
Vị tríRaisen, Madhya Pradesh, Ấn Độ
Tiêu chuẩnVăn hóa: 
Tham khảo925
Công nhận2003 (Kỳ họp 27)
Diện tích1.893 ha (7,31 dặm vuông Anh)
Vùng đệm10.280 ha (39,7 dặm vuông Anh)
Tọa độ22°56′18″B 77°36′47″Đ / 22,938415°B 77,613085°Đ / 22.938415; 77.613085
Các khu cư trú trong núi đá Bhimbetka trên bản đồ Ấn Độ
Các khu cư trú trong núi đá Bhimbetka
Các khu cư trú trong núi đá Bhimbetka, Madhya Pradesh, Ấn Độ

Các khu cư trú trong núi đá Bhimbetka là một địa điểm khảo cổ ở miền trung Ấn Độ kéo dài từ thời đại đồ đá cũ đến thời đại đồ đá giữa.[1][2] Nó là nơi có những dấu vết sớm nhất về cuộc sống của con người trên tiểu lục địa Ấn Độ và bằng chứng về thời đại đồ đá bắt đầu từ địa điểm này vào khoảng thời gian Acheulian.[3][4][5] Địa điểm này nằm tại huyện Raisen của bang Madhya Pradesh, cách 45 kilômét (28 mi) về phía đông nam Bhopal. Nó đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới bao gồm 7 ngọn đồi là nơi có 750 khu cư trú trong núi đá phân bố trên khu vực dài 10 km (6,2 mi).[2][6] Một số khu cư trú đã có người ở từ hơn 100.000 năm trước.[7] Các khu cư trú trong núi đá và hang đá cung cấp một cái nhìn hiếm hoi về sự định cư của con người và sự tiến hóa văn hóa từ những người săn bắn hái lượm cho đến hoạt động nông nghiệp và tín ngưỡng tâm linh thời tiền sử.[8]

Một số nơi cư trú trong núi đá của Bhimbetka có các bức tranh hang động thời tiền sử và sớm nhất đã có niên đại 10.000 năm tuổi, tức là vào thời đại đồ đá giữa ở Ấn Độ.[9][10][11][12][13] Những bức tranh hang động này thể hiện nhiều chủ đề từ động vật, nhảy múa và săn bắn. Bhimbetka là địa điểm nghệ thuật đá nổi tiếng và lâu đời nhất ở tiểu lục địa Ấn Độ,[14] đồng thời nó cũng là một trong những quần thể khảo cổ học thời tiền sử lớn nhất thế giới.[8][15]

Vị trí[sửa | sửa mã nguồn]

Địa điểm này nằm cách 45 kilômét về phía đông nam của Bhopal và 9 km từ thành phố Obedullaganj trong huyện Raisen, Madhya Pradesh trong phạm vị phía nam của các đồi Vindhya. Phía nam của khu cư trú trong núi đá là các phần liên tiếp của Dãy núi Satpura. Nó nằm bên trong Khu bảo tồn hổ Ratapani, với những khu vực núi đá sa thạch nằm tại chân đồi của dãy Vindhya.[8][16] Địa điểm này bao gồm bảy ngọn đồi: Vinayaka, Bhonrawali, Bhimbetka, Lakha Juar (đông và tây), Jhondra và Muni Babaki Pahari.[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Peter N. Peregrine; Melvin Ember (2003). Encyclopedia of Prehistory: Volume 8: South and Southwest Asia. Springer Science. tr. 315–317. ISBN 978-0-306-46262-7.
  2. ^ a b Javid, Ali and Javeed, Tabassum (2008), World Heritage Monuments and Related Edifices in India, Algora Publishing, 2008, pages 15–19
  3. ^ Agrawal, D.P.; Krishnamurthy, R.V.; Kusumgar, Sheela; Pant, R.K. (1978). “Chronology of Indian prehistory from the Mesolithic period to the Iron Age”. Journal of Human Evolution. 7: 37–44. doi:10.1016/S0047-2484(78)80034-7. The microlithic occupation there is the last one, as the Stone Age started there with Acheulian times. These rock shelters have been used to light fires even up to recent times by the tribals. This is re-fleeted in the scatter of 14C dates from Bhimbetka
  4. ^ Kerr, Gordon (ngày 25 tháng 5 năm 2017). A Short History of India: From the Earliest Civilisations to Today's Economic Powerhouse. Oldcastle Books Ltd. tr. 17. ISBN 9781843449232.
  5. ^ Neda Hosse in Tehrani; Shahida Ansari; Kamyar Abdi (2016). “Anthropogenic Processes in Caves/Rock Shelters in Izeh Plain (Iran) and Bhimbetka Region (India)”. Bulletin of the Deccan College Research Institute. 76: 237–248. JSTOR 26264790. the rock shelter site of Bhimbetka in Madhya Pradesh exhibits the earliest traces of human life
  6. ^ Rock Shelters of Bhimbetka: Advisory Body Evaluation, UNESCO, pages 43–44
  7. ^ Rock Shelters of Bhimbetka: Advisory Body Evaluation, UNESCO, pages 14–15
  8. ^ a b c Bhimbetka rock shelters, Encyclopaedia Britannica
  9. ^ Mathpal, Yashodhar (1984). Prehistoric Painting Of Bhimbetka (bằng tiếng Anh). Abhinav Publications. tr. 220. ISBN 9788170171935.
  10. ^ Tiwari, Shiv Kumar (2000). Riddles of Indian Rockshelter Paintings (bằng tiếng Anh). Sarup & Sons. tr. 189. ISBN 9788176250863.
  11. ^ Rock Shelters of Bhimbetka (PDF). UNESCO. 2003. tr. 16.
  12. ^ Mithen, Steven (2011). After the Ice: A Global Human History, 20,000 - 5000 BC (bằng tiếng Anh). Orion. tr. 524. ISBN 9781780222592.
  13. ^ Javid, Ali; Jāvīd, ʻAlī; Javeed, Tabassum (2008). World Heritage Monuments and Related Edifices in India (bằng tiếng Anh). Algora Publishing. tr. 19. ISBN 9780875864846.
  14. ^ Deborah M. Pearsall (2008). Encyclopedia of archaeology. Elsevier Academic Press. tr. 1949–1951. ISBN 978-0-12-373643-7.
  15. ^ Jo McDonald; Peter Veth (2012). A Companion to Rock Art. John Wiley & Sons. tr. 291–293. ISBN 978-1-118-25392-2.
  16. ^ Rock Shelters of Bhimbetka: Continuity through Antiquity, Art & Environment, Archaeological Survey of India, UNESCO, pages 14–18, 22–23, 30–33

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]