Bước tới nội dung

Cô Bắc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Thị Bắc
Binh nghiệp
Tham chiến
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1906
Nơi sinh
Bắc Giang
Mất1943
Giới tínhnữ
Gia quyến
Thân phụ
Nguyễn Văn Cao
Thân mẫu
Nguyễn Thị Lưu
Anh chị em
Cô Giang
Phối ngẫu
Phạm Quang Sáu
Nghề nghiệpnhà hoạt động, chủ cửa hàng
Quốc tịchBắc Kỳ
Thời kỳPháp thuộc
Đảng pháiViệt Nam Quốc dân Ðảng

Nguyễn Thị Bắc (19061943), tục gọi là Cô Bắc, là một nữ chí sĩ cách mạng người Việt Nam. Bà là một trong những lãnh đạo của Khởi nghĩa Yên Bái.

Thân thế và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà sinh năm 1906 tại phố Thọ Xương, phủ Lạng Thương (nay thuộc thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang). Song thân của bà là ông Nguyễn Văn Cao và bà Nguyễn Thị Lưu. Ông Cao từng tham gia phong trào Đông kinh nghĩa thục, bị thực dân Pháp đổi lên Phủ Lạng Thương làm việc. Ba chị em bà được bố mẹ đặt tên theo vùng đất mới mà gia đình chuyến đến sinh sống, Bắc - Giang - Tỉnh.

Chịu ảnh hưởng của cha, ngay từ năm 18 tuổi, bà cùng em ruột là Nguyễn Thị Giang, còn gọi là Cô Giang, tham gia Hội Quốc dân dục tài của Nguyễn Khắc Nhu, sau đó gia nhập Việt Nam Quốc dân Đảng, hoạt động tích cực cho mục tiêu đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Trong khởi nghĩa Yên Bái, bà được Đảng trưởng Nguyễn Thái Học giao phụ trách công tác tuyên truyền, binh vận và giao liên. Chính bà đã cùng một số phụ nữ khác đưa bom từ làng Xuân Lũng (huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) lên tàu lửa đi Yên Bái để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa tháng 2 năm 1930. Khởi nghĩa Yên Bái bất thành, bà cùng các đồng chí bị bắt và bị đưa ra trước Hội đồng đề hình xét xử ngày 28 tháng 3 năm 1930 tại Yên Bái và bị kết án 5 năm cấm cố. Trước Hội đồng đề hình, bà tuyên bố: Các người hãy về ngay nước Pháp mà kéo đổ tượng Jeanne d'Arc đi thôi!.

Năm 1936, bà được trả tự do và cùng chồng là Phạm Quang Sáu, cũng là một yếu nhân của Việt Nam Quốc dân đảng, mở cửa hàng lấy tên là Bôvô ở thị xã Bắc Ninh để làm nơi liên lạc với các nhà yêu nước. Tuy nhiên, bà sớm qua đời vào năm 1943, khi mới 37 tuổi.

Hiện nay, biệt danh Cô Bắc được đặt tên cho nhiều đường phố và trường học tại Việt Nam.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]