Giao thông Nam Định

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nam Định là tỉnh ở vị trí đầu mối giao thông về đường bộ, đường sắt, đường thủy của vùng Đồng bằng sông Hồng.[1]

Đường bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Đường cao tốc[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện Nam Định có Đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông đi qua với đoạn đi qua địa phận tỉnh dài 20,4 km. Theo quy hoạch, dự kiến đến năm 2030 Nam Định có hai tuyến cao tốc mới là Đường cao tốc Phủ Lý – Nam Định với hai đoạn dài 25 km và Đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng dài 30 km.[2]

Quốc lộ[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc lộ 21B, đoạn Phủ Lý đi Nam Định

Các tuyển quốc lộ đi qua Nam Định: Quốc lộ 10, Quốc lộ 21, Quốc lộ 21B, Quốc lộ 37B, Quốc lộ 38B,...[1][3]

Hệ thống xe buýt[sửa | sửa mã nguồn]

Theo thống kê của Phòng Quản lý Vận tải - Phương tiện và người lái thuộc Sở Giao thông vận tải Nam Định, đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh có 10 tuyến xe buýt với tổng số 74 xe, tổng tải trọng 3.184 chỗ.[4]

Đến năm 2023, Nam Định có 10 tuyến xe buýt gồm:[5][6]

  • NĐ01: TP. Nam Định - TT. Quất Lâm, huyện Giao Thủy
  • NĐ02: TP. Nam Định - TT. Thịnh Long, huyện Hải Hậu
  • NĐ03: TP. Nam Định - TT. Đông Bình, huyện Nghĩa Hưng
  • NH05: TP. Nam Định - TP. Phủ Lý (Hà Nam)
  • NĐ06B: TP. Nam Định - Cầu Vĩnh Tứ (Yên Lợi - Ý Yên)
  • NĐ07: TP. Nam Định - Trực Khang (Trực Ninh)
  • NĐ08A: TP. Nam Định - Giao Thiện (Giao Thủy)
  • NĐ08B: TP. Nam Định - Xuân Đài (Xuân Trường)
  • NĐ10: TP. Nam Định - TT. Quất Lâm, huyện Giao Thủy
  • NN11: TP. Nam Định - TP. Ninh Bình

Đường sắt[sửa | sửa mã nguồn]

Ga Nam Định thời Pháp thuộc

Tuyến đường sắt Bắc Nam có đoạn qua địa bàn tỉnh Nam Định với chiều dài 41,2km và 6 ga hành khách và hàng hóa. Ga Nam Định là nhà ga đường sắt lớn nhất tỉnh.[7]

Dọc tuyến đường sắt này có nhiều khu dân cư, nhiều tuyến đường dân sinh cắt qua đường sắt với lượng người và phương tiện lưu thông lớn nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông đường sắt.[7]

Đường thủy[sửa | sửa mã nguồn]

Nam Định có bờ biển dài 72km, và có sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ chảy qua.[8]

Theo Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Nam Định chú trọng phát triển mạng lưới đường thủy nội địa nhằm phục vụ vận tải hàng hóa và hành khách. Tỉnh sẽ có 3 tuyến đường thủy cấp đặc biệt gồm tuyến Hà Nội - Lạch Giang, tuyến Cửa Đáy - Ninh Bình và tuyến Quảng Ninh - Ninh Bình.[9]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 mở ra không gian mới, định hình động lực và giải pháp phát triển tỉnh”. sogtvt.namdinh.gov.vn. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2024.
  2. ^ “Nam Định sẽ có thêm một quốc lộ và hai tuyến cao tốc”. VietNamNet. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2024.
  3. ^ “Khánh thành Quốc lộ 37B đoạn từ Thị trấn Ngô Đồng đến Thị trấn Gôi”. beta.baonamdinh.vn. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2024.
  4. ^ Thành Trung (ngày 15 tháng 12 năm 2020). “Nam Định: Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt”. Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2021.
  5. ^ “Update_Thông tin lộ trình các tuyến buýt năm 2023”. sogtvt.namdinh.gov.vn. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2024.
  6. ^ “Update_Lộ trình các tuyến buýt năm 2023”. sogtvt.namdinh.gov.vn. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2024.
  7. ^ a b “Quy hoạch hạ tầng đường sắt góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội”. sogtvt.namdinh.gov.vn. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2024.
  8. ^ “Khai thác tiềm năng phát triển vận tải đường thủy theo quy hoạch”. baonamdinh.vn. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2024.
  9. ^ “Nam Định: Quy hoạch phát triển 03 tuyến đường thủy cấp đặc biệt do Trung ương quản lý”. Báo Xây dựng. 9 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2024.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]