Duyên hải phía Nam (Krym)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Batylyman (uk), một khu nghỉ dưỡng tại Duyên hải phía Nam

Duyên hải phía Nam (tiếng Tatar Krym: Yalı Boyu; tiếng Ukraina: Півде́нний бе́рег, chuyển tự Pivdennyi bereg; tiếng Nga: Ю́жный бе́рег, chuyển tự Yuzhny bereg), còn được gọi là Riviera Krym,[1] là một khu vực địa lý nằm tại phía nam bán đảo Krym, khu vực được quốc tế công nhận là một phần của Ukraina nhưng hiện do Nga kiểm soát. Duyên hải phía Nam trải dài từ mũi Aya đến núi Kara Dag, có tổng chiều dài khoảng 180 km. Duyên hải phía Nam từ lâu đã là một địa điểm du lịch nổi bật, do có khí hậu tương đối ấm áp và có những lợi ích có mục đích đối với sức khỏe hô hấp, và ước tính thu hút khoảng 500.000 khách du lịch hàng năm ngay từ năm 1984.

Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Duyên hải phía Nam là phần ấm nhất của Krym, có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, tiếp giáp với khí hậu Địa Trung Hải mùa hè nóng, và dễ xảy ra lốc xoáy vào mùa đông và áp suất khí quyển cao vào mùa hè. Ví dụ, nhiệt độ tại thành phố Yalta đạt đỉnh vào khoảng 29,4 °C trong tháng 8 và giảm xuống mức thấp 2,2 °C vào tháng 2.

Dữ liệu khí hậu của Yalta (bình thường 1991–2020, cực độ 1948–nay)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 17.8 20.2 27.8 28.5 33.0 35.0 39.1 39.1 33.2 31.5 25.2 22.0 39,1
Trung bình cao °C (°F) 7.4 7.7 10.4 14.8 20.5 25.7 29.1 29.4 24.2 18.3 12.8 8.9 17,4
Trung bình ngày, °C (°F) 4.6 4.6 6.8 11.1 16.4 21.6 24.8 25.0 20.1 14.6 9.7 6.3 13,8
Trung bình thấp, °C (°F) 2.5 2.2 4.1 8.1 13.1 18.1 21.1 21.5 16.8 11.7 7.2 4.1 10,9
Thấp kỉ lục, °C (°F) −12.2 −12.3 −7.3 −3.8 2.8 7.8 12.4 10.0 3.9 −1.1 −8.9 −7.4 −12,3
Giáng thủy mm (inch) 76
(2.99)
56
(2.2)
48
(1.89)
29
(1.14)
36
(1.42)
35
(1.38)
32
(1.26)
43
(1.69)
43
(1.69)
52
(2.05)
57
(2.24)
84
(3.31)
591
(23,27)
Độ ẩm 75.7 73.6 72.7 72.0 69.7 67.7 61.9 61.5 65.4 71.5 74.4 75.1 70,1
Số ngày mưa TB 14 12 13 12 11 10 8 7 10 10 12 15 134
Số ngày tuyết rơi TB 6 6 4 0.2 0 0 0 0 0 0 1 3 20
Số giờ nắng trung bình hàng tháng 68.6 85.1 133.3 174.9 239.2 273.2 308.1 280.6 216.2 145.1 89.3 63.2 2.076,8
Nguồn #1: Pogoda.ru.net[2]
Nguồn #2: World Meteorological Organization (humidity and sun 1981–2010)[3]

Duyên hải phía Nam có hệ thực vật đa dạng đáng kể, với số lượng khoảng 1.500 loài hầu hết liên quan đến các loài khác cũng được tìm thấy ở các khu vực xung quanh Địa Trung Hải. Trong số những loài này có bách xù, trúc đào, thông Aleppo, thông Thổ Nhĩ Kỳ, cây dầu thông, ô liucây dâu tây Hy Lạp. Vườn cây ăn quả, vườn nho và đồn điền trong lịch sử là một phần quan trọng của nền kinh tế địa phương.[1]

Du lịch và điểm mốc[sửa | sửa mã nguồn]

Thành Sudak củ người Genova tại Duyên hải phía Nam

Một số điểm mốc, cả tự nhiên và nhân tạo, tồn tại ở Duyên hải phía Nam và một số khu bảo tồn thiên nhiên tồn tại trong khu vực (trong đó có Khu bảo tồn thiên nhiên Karadag, Khu bảo tồn Mũi MartyanVườn bách thảo Nikitsky). Khu vực này rải rác có các thành tạo địa chất núi lửa, trong số đó có Núi Kara DagAyu-Dag. Khu vực này còn được biết đến là một địa điểm nghỉ dưỡng,[1] và là nơi có nhiều cung điện, trong số đó có cung điện VorontsovAlupka, thành Sudak của người Genova, cung điện Livadiacung điện YusupovKoreiz.

Ngoài các tòa nhà, khu nghỉ dưỡng và khu bảo tồn tự nhiên, Duyên hải phía Nam còn có một số "đường mòn sức khỏe" theo đề xuất của bác sĩ lâm sàng người Nga Serge Botkin. Trong số những con đường này có Đường mòn của Sa hoàng, được xây dựng dưới sự giám sát của Sa hoàng Aleksandr III. Sau khi Botkin chết, đường mòn Botkin (Боткінська стежка) được tạo ra bởi những người ủng hộ các phương pháp của ông.[4] Các lợi ích sức khỏe có mục đích của Duyên hải phía Nam, đặc biệt là đối với các bệnh về đường hô hấp, được Volodymyr Kubijovyč tuyên bố là nguyên nhân thu hút du khách đến khu vực, và tại thời điểm xuất bản cuốn Bách khoa toàn thư Ukraina đầu tiên, hơn 500.000 khách du lịch đã đến thăm Duyên hải phía Nam hàng năm, so với dân số tương đối ít ỏi của khu vực là 20.000 người.[1]

Duyên hải phía Nam trong lịch sử là nơi sinh sống của một cộng đồng đồng tính đáng kể. Một bãi biển khỏa thân được mở tại khu định cư kiểu đô thị Simeiz trong thời Liên Xô, và thời Ukraina độc lập là Hedgehogs với một quán bar và câu lạc bộ đêm. Trước khi Liên bang Nga sáp nhập Krym, Hedgehogs từng là địa điểm nổi tiếng để những người đồng tính luyến ái từ Ukraina, Belarus và Nga tụ tập, thu hút khoảng 4.000 khách du lịch hàng năm.[5]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Bản đồ người Tatar Krym tại Krym theo điều tra nhan khẩu Liên Xô 1939
Bản đồ dân tộc Ng tại Krym theo điều tra nhân khẩu Ukraina năm 2001

Bằng chứng về sự định cư thời tiền sử đã được tìm thấy tại Duyên hải phía Nam, đặc biệt là các công cụ Oldowan được tìm thấy tại Echkidag, Gaspra, Ai-Petri và gần Sevastopol.[6] Người Tauri sống ở Duyên hải phía Nam, xen kẽ với người Hy Lạp và La Mã.[7] Ngày nay, một số tàn dư của những tương tác này vẫn còn, chẳng hạn như thành trì Charax và nhiều tên địa danh khác nhau (Simeiz, Gaspra, và Koreiz , trong số những tên khác). Cộng hòa Genova cũng thuộc địa hóa bờ biển, thuộc lãnh thổ của Gazaria thuộc Genova. Năm 1475, khu vực này bị Đế quốc Ottoman chinh phục, và khuất phục trước khi trở thành một phần của Nga sau Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1768–1774), cùng với phần còn lại của Krym.[8]

Trong lịch sử, Duyên hải phía Nam là khu vực có nhiều người Tatar Krym sinh sống nhất của bán đảo Krym; theo điều tra nhân khẩu của Liên Xô năm 1939, khu Yalta có 29,51% là người Tatar Krym, khu Alushta là 63,14% người Tatar Krym và khu Sudak là 70,34% người Tatar Krym.[9] Tuy nhiên, kể từ khi trục xuất người Tatar Krym, người Nga đã được định cư rộng khắp; theo điều tra dân số Ukraina năm 2001, huyện Yalta có 66% là người Nga, khu Alushta là 67% là người Nga và khu Sudak là 59% là người Nga (so với 58,5% dân số của Cộng hòa Tự trị Krym nói chung).[10]

Chính quyền[sửa | sửa mã nguồn]

Duyên hải phía Nam hiện nằm dưới quyền kiểm soát của Nga kể từ khi Liên bang Nga sáp nhập Krym, và theo ranh giới nội bộ của Nga và Ukraine trước năm 2020, khu vực được quản lý bởi các khu Yalta, Alushta và Sudak, cũng như thành phố Sevastopol và một phần của khu Feodosia. Sau khi Ukraina cải cách các đơn vị hành chính vào năm 2020, Duyên hải phía Nam được quy thuộc huyện Yalta và một phần của các huyện Bakhchysarai và Feodosia.[11]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Kubijovyč, Volodymyr. “Crimean southern shore”. Internet Encyclopedia of Ukraine. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  2. ^ “Климат Ялты” (bằng tiếng Nga). Погода и климат (Weather and Climate). Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ “World Meteorological Organization Climate Normals for 1981–2010”. World Meteorological Organization. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2021.
  4. ^ Manshina, Nadezhda (2007). Курортология для всех. За здоровьем на курорт [Balneology for All: for Health at the Resort] (bằng tiếng Nga). Veche. tr. 46–49.
  5. ^ “Simeiz”. Anton Shebetko. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  6. ^ “Междисциплинарные исследования раннепалеолитических стоянок Украины и юга России: археология, геология, хронология, реконструкция палеосреды и миграций древнейших гоминид” [Interdisciplinary studies of Early Palaeolithic sites of Ukraine and southern Russia: archaeology, geology, chronology, reconstruction of paleoenvironment and migrations of most ancient hominids]. Paleogeo.org (bằng tiếng Nga). Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  7. ^ “Taurians”. www.encyclopediaofukraine.com. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2019.
  8. ^ M. S. Anderson (tháng 12 năm 1958). “The Great Powers and the Russian Annexation of the Crimea, 1783–4”. The Slavonic and East European Review. 37 (88): 17–41. JSTOR 4205010.
  9. ^ “Всесоюзная перепись населения 1939 года” [All-Union census of 1939]. Demoscope Weekly (bằng tiếng Nga). Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  10. ^ “About number and composition population of AUTONOMOUS REPUBLIC OF CRIMEA by data All-Ukrainian population census'. All-Ukrainian population census 2001. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.
  11. ^ “Нові райони: карти + склад” [New Raions: map + composition]. decentralization.gov.ua (bằng tiếng Ukraina). Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2023.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]