Dzũng Phạm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dzũng Phạm
SinhPhạm Việt Dũng
29 tháng 1, 1989 (35 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam
Quốc tịchViệt Nam
Tên khác
  • Dzung
  • Dzung Pham
  • Dz
Nghề nghiệp
Năm hoạt động2003–nay
Trang webhttp://www.dzung.vn
Sự nghiệp âm nhạc
Thể loại
Nhạc cụ
Hãng đĩa
  • Dzung (2003–nay)
Hợp tác với

Phạm Việt Dũng (sinh ngày 29 tháng 1 năm 1989), thường được biết tới với nghệ danh Dzũng Phạm, hay Dzung, là một nhạc sĩ, nhà soạn nhạc, nhà sản xuất âm nhạcnghệ sĩ guitar người Việt Nam. Anh nổi danh với vai trò thủ lĩnh và người sáng tác chính của ban nhạc progressive metal Hạc San; nhóm đã cho ra đời hai album phòng thu lần lượt là Sét đánh ngang trời (2015) và Hồn – trăng – máu (2020). Trong vai trò nghệ sĩ solo, anh đã phát hành một số sản phẩm khí nhạc như Xuân hạ thu đông... rồi lại xuân, Cánh cửa thần kỳ (cùng năm 2018), Tính tình tang (2021) và đặc biệt, album Dzanca (2021) của anh đã gây được tiếng vang lớn.

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Dzũng tên thật là Phạm Việt Dũng, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Anh sinh ra trong một gia đình không có truyền thống về nghệ thuật, song từ nhỏ đã đam mê âm nhạc và đặc biệt là cây đàn guitar. Bất chấp sự phản đối từ gia đình, anh vẫn quyết tâm theo đuổi âm nhạc.[1] Cảm hứng chơi nhạc của anh đến từ việc xem ban nhạc Da Vàng trình diễn trên chính truyền hình. Sau đó, anh cũng theo học guitar của Ty Sann - tay guitar của Da Vàng.[2] Năm hai mươi tuổi, anh bỏ học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và rời Hà Nội để vào thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp.[1]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Những năm đầu tiên và Final Stage[sửa | sửa mã nguồn]

Năm mười ba tuổi, Dzũng tham gia ban nhạc rock đầu tiên mang tên Thánh Giá Đỏ.[2] Năm 2004, tức lúc mười sáu tuổi, anh đồng sáng lập ban nhạc death metal Final Stage và trở thành thủ lĩnh của nhóm. Tháng 2 năm 2006, ban nhạc phát hành EP Vô Tội tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.[3] Tháng 6 năm 2006, Final Stage tham gia biểu diễn tại chương trình Festival Huế cùng các ban nhạc Da Vàng, Rock Alpha và Thuỷ Triều Đỏ.[4] Năm 2007, Final Stage trình diễn mở màn cho chuỗi nhạc hội Rock Storm mùa đầu tiên tại Sân vận động Hãng Đẫy, Hà Nội.[2] Năm 2008, nhóm phát hành EP Dung thứ... là đau khổ.[2] Năm 2010, ban nhạc chính thức phát hành album đầu tay mang tên Sân khấu cuối cùng do Dihavina sản xuất và phân phối bởi Phương Nam Film.[5]

Hoạt động với Hạc San[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi vào thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011 anh đồng sáng lập ban nhạc progressive metal Hạc San.[2] Năm 2014, ban nhạc được trao các giải thưởng âm nhạc tại gameshow Bài hát Việt của Đài Truyền hình Việt Nam: cú đúp giải "Nhạc sĩ phối khí hiệu quả" và "Bài hát của tháng" cho ca khúc "Hoang tàn" (tháng 8);[6][7][8] giải "Nhạc sĩ phối khí hiệu quả" cho ca khúc "Sét đánh ngang trời" (tháng 11).[9] Tháng 6 năm 2015, Hạc San đăng quang ngôi vị quán quân trong cuộc thi Gia đình tài tử do đài truyền hình HTV tổ chức.[10] Từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2015, Hạc San đại diện cho Việt Nam tham gia Liên hoan âm nhạc Châu Âu diễn ra tại thủ đô Hà Nội và Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh.[11][12] Ngày 12 tháng 12 năm 2015, sau 5 năm thực hiện, ban nhạc chính thức phát hành album chủ đề mang tên Sét đánh ngang trời trên toàn quốc, album từng có mặt trong bảng đề cử dự kiến cho hạng mục "Album của năm" của Giải thưởng âm nhạc cống hiến do báo Thể thao & văn hoá tổ chức.[13] Tháng 4 năm 2020, Hạc San cho ra mắt album thứ 2 lấy tựa là Hồn – trăng – máu trên các kênh nghe nhạc trực tuyến như Apple Music, Spotify. Nội dung nhạc phẩm kể về cuộc đời của nhà thơ Hàn Mặc Tử, với chỉ một bài duy nhất cùng thời lượng 29 phút 2 giây, chia làm 6 chương gồm "Hàn – Nguyệt – Mộng – Phong – Huyết - Tử" tương ứng với từng giai đoạn trong cuộc đời của cố thi sĩ.[14]

Sự nghiệp solo[sửa | sửa mã nguồn]

Cùng thời gian hoạt động với Hạc San, Dzũng cũng bắt đầu thực hiện các dự án solo. Năm 2018, anh phát hành album khí nhạc đầu tay Cánh cửa thần kỳ.[15] Cùng năm ấy, Dzũng đảm nhận vai trò giám khảo trong cuộc thi "Yamaha Young Competition - Online Electric Guitar Talent" do Yamaha Vietnam tổ chức.[16][17] Năm 2019, anh tiếp tục phát hành EP khí nhạc nữa mang âm hưởng dân ca là Tính tình tang.[18][19]

Ngày 29 tháng 1 năm 2021, Dzũng phát hành album khí nhạc thứ ba mang tên Dzanca trên các nền tảng nhạc số và đĩa thường. Với thể loại progressive metal kết hợp với world music, album được thu âm tại 24BEAT Studio và Saigon Root Music, quy tụ dàn nghệ sĩ đông đảo gồm NSƯT Hai Phượng, Cuong Nhoc, Khương An, Yellow Star Big Band, Nhím (thành viên Chillies) và nghệ sĩ guitar Jack Thammarat đến từ Thái Lan.[20] Album đã nhận được rất nhiều lời tán dương từ truyền thông. Báo điện tử VTV bình luận: "Có người nhận xét rằng sự tuyệt vời của Dzanca nằm ở chính sự gần gũi của nó, dù mang danh một loạt những thể loại và những cách hoà âm phối khí phức tạp, nhưng không khiến người nghe cảm thấy khó thưởng thức. Có lẽ, điều này đến từ sự chân thực và thành tâm đối với âm nhạc của người nghệ sĩ."[21] Còn cây viết Thuận Phát của báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh nhận xét: "Có thể nói từ sau những nỗ lực sáng tạo không ngừng của Nguyên Lê, sau Đường xa vạn dặm hay Hà Nội Duo - thì đến nay ta mới chứng kiến thêm được một sản phẩm âm nhạc đầy thống nhất và chỉn chu như thế, với sự kết hợp không thể ngờ tới giữa rock và những làn điệu dân ca. Dzung cùng Dzanca thực sự là một dũng sĩ hai tay hai kiếm - một tay giá trị truyền thống, và tay còn lại là những mới mẻ chờ được khai phá."[22]

Ngày 1 tháng 4 năm 2022, tại đêm bế mạc chương trình Rock Việt do đài HTV tổ chức, Dzũng đã có mặt trong vai trò khách mời để trình diễn bên cạnh ban nhạc Bức Tường, Ngũ Cung, Microwave, An Nam và ca sĩ Thu Phương.[23][24] Ngày 13 tháng 5 năm 2022, Dzũng cùng tập thể nghệ sĩ thực hiện Dzanca đã trình diễn tại đêm nhạc Rock'n Share với chủ đề "Tái Sinh" tại nhà thi đấu Phú Thọ, thành phố Hồ Chí Minh.[25][26][27] Tháng 12 năm 2022, Dzũng nằm trong số các nghệ sĩ đại diện của Việt Nam tham gia biểu diễn ở Lễ hội Âm nhạc Quốc tế HOZO (Hò Dô); anh cùng rapper Hà Lê, tập thể nghệ sĩ dân ca và nhạc cụ dân tộc Ca Vũ đã khai mạc sự kiện bằng tiết mục chuỗi liên khúc dân ca ba miền, gồm "Còn duyên", "Đi cấy", "Lý ngựa ô", "Xe chỉ luồn kim", "Trống cơm", "Hò Dô" và "Múa sạp xòe hoa" tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, thành phố Hồ Chí Minh.[28][29][30][31][32]

Ngày 10 tháng 4 năm 2023, Dzung phát hành EP Dzanca Dzanvu gồm các nhạc phẩm được thu âm trực tiếp tại Lễ Hội Âm Nhạc Quốc Tế HOZO.[33][34] Tháng 9 năm 2023, anh làm diễn giả tại chương trình "Cất Cánh" của VTV chủ đề "Sức mạnh của niềm tin"[1][35] Ngày 1 tháng 1 năm 2024, Dzũng cùng nghệ sĩ Hải Phượng, dàn nhạc dân tộc và nhóm ca múa thiếu nhi là những người thể hiện tiết mục "Múa sạp xòe hoa" mở màn cho chương trình "Chào năm mới - Đa sắc 2024" của lễ trao giải Ấn tượng VTV.[36]

Danh sách đĩa nhạc[sửa | sửa mã nguồn]

Theo trang web chính thức của Dzũng Phạm:[37]

Album/EP[sửa | sửa mã nguồn]

với Final Stage
  • Vô Tội (2006)
  • Dung thứ... là đau khổ (2008)
  • Sân khấu cuối cùng (2010)
với Hạc San
Sự nghiệp solo
  • Xuân hạ thu đông... rồi lại xuân (2018)
  • Cánh cửa thần kỳ (2018)
  • Tình tính tang (2019)
  • Dzanca (2021)
  • Dzanca Dzanvu (2023)

Bài hát[sửa | sửa mã nguồn]

  • "Bí Mật Của Người Ra Đi" (với Hạc San)
  • "Xe Chỉ Luồn Kim"
  • "Lý Cây Bông"
  • "Trong Phòng Có Một Con Muỗi"
  • "Trống Cơm" "Múa Sạp Xoè Hoa"

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “Số tháng 9”. Cất Cánh. 16 tháng 9 năm 2023. 13 phút. VTV1. Truy cập 4 tháng 10 năm 2023.
  2. ^ a b c d e “ARTIST: Dzũng 'Đối với tôi guitar là duy nhất'. Sweelee. 19 tháng 3 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2024.
  3. ^ T.T. Thúy (18 tháng 10 năm 2006). “Final Stage: Sự tan rã của Bức tường không ảnh hưởng đến chúng tôi”. Báo điện tử Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 4 năm 2021. Truy cập 6 tháng 4 năm 2021.
  4. ^ Thái Lộc (7 tháng 6 năm 2006). “Festival Huế 7-6-2006: Lễ hội 'Lăng Cô huyền thoại biển'. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2023.
  5. ^ Vân Anh (22 tháng 3 năm 2010). “Final Stage và album đầu tay”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2023.
  6. ^ “Hạc San nhận cú đúp tại Bài hát Việt tháng 8”. Đài truyền hình Việt Nam. 30 tháng 8 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2016. Truy cập 7 tháng 4 năm 2021.
  7. ^ “Bài hát Việt tháng 8: Hạc San giành cú đúp danh hiệu”. Báo Tuổi trẻ. 30 tháng 8 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2016. Truy cập 7 tháng 4 năm 2021.
  8. ^ Hoa Chanh. “Ban nhạc Hạc San giành cú đúp Bài hát Việt tháng 8”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2016.
  9. ^ “Hạc San trở lại Bài hát Việt với "Sét đánh ngang trời". Đài Truyền hình Việt Nam. 26 tháng 11 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2016. Truy cập 7 tháng 4 năm 2021.
  10. ^ Minh Việt (18 tháng 9 năm 2015). “Gia Đình Tài Tử phiên bản "Tài Năng Tổng Hợp" bắt đầu lên sóng”. Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 4 năm 2021. Truy cập 7 tháng 4 năm 2021.
  11. ^ Y Châu (10 tháng 11 năm 2015). “Hạc San tham gia Liên hoan Âm nhạc châu Âu tại Việt Nam”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2016.
  12. ^ “Hòa nhạc đỉnh cao tại Liên hoan âm nhạc châu Âu 2015”. Báo điện tử Chính phủ. 11 tháng 11 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 6 năm 2021. Truy cập 7 tháng 4 năm 2021.
  13. ^ Đức Hiệp (2 tháng 3 năm 2016). “Công bố các hạng mục đề cử Giải âm nhạc cống hiến 2016”. Pháp Luật Plus. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2016.
  14. ^ Ánh Trâm. “Sau 5 năm, ban nhạc Hạc San ra mắt album "Hồn – Trăng – Máu" viết về cuộc đời nhà thơ Hàn Mặc Tử”. Billboard Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2021.
  15. ^ “Guitarist Dzũng Phạm phát hành album solo thứ hai "Cánh cửa thần kỳ". HEHEMETAL (bằng tiếng Anh). 21 tháng 4 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2023.
  16. ^ “Vinh danh Quán quân trẻ tài năng của cuộc thi Yamaha Young Competition – Online Electric Guitar Talent 2018”. Yamaha Vietnam. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2024.
  17. ^ N.A. (1 tháng 12 năm 2018). “Cuộc thi 'Tài năng trẻ guitar điện trực tuyến Yamaha 2018' đã tìm được Quán quân”. Mực Tím. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2024.
  18. ^ Khoi Pham (25 tháng 2 năm 2020). “In 'Tình Tính Tang,' a Progressive Metal Take on Vietnam's Folk Melodies”. saigoneer.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2024.
  19. ^ Mầm (5 tháng 5 năm 2021). “Hành trình đưa nhạc dân tộc lên vị trí trang trọng nhất của Dzũng Phạm”. Saigoneer.com. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2024.
  20. ^ Yang (14 tháng 1 năm 2021). “Nghệ sĩ guitar Dzung Pham phát hành album "Dzanca" lấy cảm hứng từ dân ca Việt Nam”. Billboard Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2024.
  21. ^ Minh Trang-Chu Chỉnh (19 tháng 6 năm 2021). “Dzanca - Khi dân ca kết hợp với Rock và mong muốn tôn vinh âm nhạc dân tộc”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2024.
  22. ^ Thuận Phát (7 tháng 3 năm 2021). “Dzanca của Dzung: 'Dzũng sĩ' hai kiếm”. Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2024.
  23. ^ Tiểu Tân (2 tháng 4 năm 2022). “Metanoia 'Đại bàng trắng' đoạt quán quân 'Rock Việt - Tiger bùng nổ bản lĩnh' 2022”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2024.
  24. ^ Cẩm Lê (2 tháng 4 năm 2022). “Metanoia 'Đại bàng trắng' đoạt quán quân Rock Việt 2021”. VietnamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2024.
  25. ^ Tân Cao (14 tháng 5 năm 2022). “Hàng nghìn fan đội mưa thưởng thức rock”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2024.
  26. ^ Trần Mặc (14 tháng 5 năm 2022). “Hơn 5.000 khán giả cháy cùng 9 ban nhạc đêm Rock'n'Share 2022 dưới những cơn mưa”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2024.
  27. ^ Trần Yến (14 tháng 5 năm 2022). “Rock'n'share 2022: 'Tái sinh' cùng 5.000 khán giả”. Duyên Dáng Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2024.
  28. ^ Hà Nguyễn - Võ Thơ (10 tháng 12 năm 2022). “Khán giả cháy hết mình với đêm khai mạc Hò Dô 2022”. Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2024.
  29. ^ Tiến Vũ (9 tháng 12 năm 2022). “Âm nhạc Đông - Tây hội ngộ trong đêm khai mạc Hò Dô 2022”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2024.
  30. ^ Lê Vũ (10 tháng 12 năm 2022). “Lễ hội âm nhạc quốc tế tại TPHCM thu hút khá đông người dân và du khách”. Kinh Tế Sài Gòn Online. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2024.
  31. ^ Thu Mun-Trí Năng (9 tháng 12 năm 2022). “Khai mạc Lễ hội Âm nhạc Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh lần 2 – "HÒ DÔ" 2022”. hiec.org.vn. Trung tâm Thông tin Triển lãm Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2024.
  32. ^ Tiểu Tân (10 tháng 12 năm 2022). “Khai mạc Lễ hội Âm nhạc Quốc tế TPHCM - Hò dô 2022”. Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2024 – qua Sài Gòn Giải Phóng.
  33. ^ Thùy Trang (8 tháng 6 năm 2023). “Những sứ giả âm nhạc thế hệ mới”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2024.
  34. ^ Thuận Phát (23 tháng 5 năm 2023). “Các nghệ sĩ âm nhạc độc lập tạo sự khác biệt”. Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2024.
  35. ^ PV (17 tháng 9 năm 2023). “Cất cánh tháng 9: Niềm tin kiến tạo hạnh phúc”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2024.
  36. ^ PV (2 tháng 1 năm 2024). “Khoảnh khắc đáng nhớ của "Chào năm mới Đa sắc 2024" và trao giải VTV Awards”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2023.
  37. ^ “Dzung - Music”. dzung.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2024.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]