Enzyme tụy (dược phẩm)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Enzyme tụy
Hỗn hợp lipase với colipase
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiCreon, Pancreaze, Pancrex, tên khác
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
MedlinePlusa604035
Danh mục cho thai kỳ
  • US: C (Rủi ro không bị loại trừ)
  • Rx-only
Dược đồ sử dụngqua đường miệng
Mã ATC
Các định danh
Số đăng ký CAS
DrugBank
ChemSpider
  • none
Định danh thành phần duy nhất
ECHA InfoCard100.053.309

Enzyme tụy, hay còn được gọi là pancrelipasepancreatin, là các hỗn hợp thương mại gồm các enzyme amylase, lipaseprotease.[1][2] Chúng được sử dụng để điều trị hội chứng kém hấp thu do các vấn đề liên quan đến tuyến tụy.[1] Những vấn đề về tuyến tụy có thể là do xơ nang, phẫu thuật cắt bỏ tuyến tụy, viêm tụy dài hạn, hoặc ung thư tuyến tụy cùng một số những bệnh khác.[1][3] Thuốc được dùng bằng đường uống.[1]

Các tác dụng phụ thường gặp có thể kể đến như nôn mửa, đau bụng, táo bóntiêu chảy.[1] Các tác dụng phụ khác có thể có như kích ứng màng phổi và acid uric máu cao.[3] Những enzyme này có nguồn gốc từ lợn.[3] Sử dụng thuốc được cho là an toàn trong thai kỳ.[3] Thuốc này có chứa các enzyme tiêu hóa tương tự như các loại enzyme thông thường do tuyến tụy của con người tạo ra.[4] Các enzyme này có thể giúp người dùng tiêu hóa chất béo, tinh bộtprotein.[3]

Enzyme tụy đã được sử dụng làm dược phẩm từ ít nhất là vào năm 1800.[5] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[6] Tại Vương quốc Anh, chi phí điển hình hàng tháng cho NHS là khoảng 11,64 pound.[3] Tại Hoa Kỳ, một tháng điều trị thường tốn từ 50 đến 100 USD.[7]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e “Pancrelipase”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2017.
  2. ^ “Pancreatin”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2017.
  3. ^ a b c d e f British national formulary: BNF 69 (ấn bản 69). British Medical Association. 2015. tr. 82–83. ISBN 9780857111562.
  4. ^ Stuhan, Mary Ann (2013). Understanding Pharmacology for Pharmacy Technicians (bằng tiếng Anh). ASHP. tr. 597. ISBN 9781585283606. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2017.
  5. ^ Bagchi, Debasis; Swaroop, Anand; Bagchi, Manashi (2015). Genomics, Proteomics and Metabolomics in Nutraceuticals and Functional Foods (bằng tiếng Anh). John Wiley & Sons. tr. 274. ISBN 9781118930465. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 9 năm 2017.
  6. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  7. ^ Hamilton, Richart (2015). Tarascon Pocket Pharmacopoeia 2015 Deluxe Lab-Coat Edition. Jones & Bartlett Learning. tr. 281. ISBN 9781284057560.