Tu hú châu Á
Eudynamys scolopaceus | |
---|---|
Chim mái | |
Chim trống | |
Tình trạng bảo tồn | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Aves |
Bộ (ordo) | Cuculiformes |
Họ (familia) | Cuculidae |
Phân họ (subfamilia) | Cuculinae |
Chi (genus) | Eudynamys |
Loài (species) | E. scolopaceus |
Danh pháp hai phần | |
Eudynamys scolopaceus (Linnaeus, 1758) | |
Vùng phân bổ chim tu hú châu Á màu đen[2] | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
Cuculus scolopaceus |
Tu hú châu Á (danh pháp khoa học: Eudynamys scolopaceus) là một loài chim tu hú thường gặp ở châu Á, trong Chi Tu hú, họ Cu cu. Tu hú châu Á giống như nhiều loài chim cu cu có quan hệ họ hàng gần với nó là ký sinh nuôi dưỡng đẻ trứng trong tổ của quạ và các vật chủ khác, chúng sẽ nuôi dùm chim non. Chúng khác thường trong số những con chim trong họ cu cu ở chỗ phần lớn là ăn trái cây khi trưởng thành.[3]
Đặc điểm sinh học
[sửa | sửa mã nguồn]Khi trưởng thành, chim đực có bộ lông màu đen tuyền ánh xanh thẫm, chim mái lông lốm đốm đen nhạt lẫn trắng bẩn. Chim non lông lúc đầu hoàn toàn đen.
Tu hú trưởng thành có sải cánh 19–22 cm, đuôi khoảng 18–20 cm, chân cao 3,5 cm, mỏ 3 cm
Phân bổ
[sửa | sửa mã nguồn]Tu hú châu Á sống tập trung ở các vùng đồng bằng và trung du Nam Á, từ Ấn Độ, Sri Lanka, đông nam Trung Quốc, quần đảo Sunda Lớn tới bán đảo Đông Dương và Thái Lan. Mùa rét chim bay từ phương bắc xuống phương nam.
Phân loại
[sửa | sửa mã nguồn]Tu hú châu Á lúc đầu được Carl von Linné xếp vào chi Cu cu theo tiêu bản mà ông nhận được từ Malabar, Ấn Độ.
Tập tính
[sửa | sửa mã nguồn]Tu hú châu Á là một loài ký sinh, và đẻ một quả trứng trong tổ của nhiều loại chim, bao gồm cả quạ rừng, và quạ nhà. Ở Sri Lanka trước năm 1880, người ta chỉ biết ký sinh vào quạ rừng, sau đó chuyển sang quạ nhà. Một nghiên cứu ở Ấn Độ đã tìm thấy 5% Corvus splendens và 0,5% Corvus macrorhynchos bị loài này đẻ nhờ tổ.[4]
Ở Bangladesh, chúng đẻ nhờ tổ Lanius schach, Acridotheres tristis và quạ nhà Corvus splendens với tỷ lệ lần lượt là 35,7, 31,2 và 10,8%.[5] Tổ của các loài bị đẻ nhờ trứng ở độ cao thấp và gần cây ăn quả có xu hướng được tu hú ưa thích chọn làm nơi đẻ nhờ trứng.[6]
Ở miền nam Thái Lan và Bán đảo Mã Lai, tu hú đã chuyển vật chủ từ tổ của quạ sang tổ của sáo nâu (Acridotheres sp.) khi loài sáo nâu trở nên phổ biến hơn vào cuối những năm 1900.[7] Ở Tiểu lục địa Ấn Độ, đôi khi chúng được phát hiện đẻ nhờ trong tổ chèo bẻo,[8] ác là[9] và có thể trong tổ của vàng anh đầu đen.[10][11] Chim trống có thể đánh lạc hướng chủ tổ để chim mái có cơ hội đẻ trứng vào tổ.[12][13] Tuy nhiên, chim mái thường xuyên đến thăm tổ của chủ tổ một mình.[7] Bộ lông trên của chim non giống chim trống hơn và chúng có mỏ màu đen.[14] Chưa có ghi nhận tu hú châu Á đẻ trứng trong tổ để trống rỗng của loài chim khác và một nghiên cứu ở Pakistan đã phát hiện ra rằng trung bình những quả trứng koel đầu tiên được đẻ trong vòng một ngày rưỡi kể từ khi chủ tổ đã đẻ ra quả trứng đầu tiên.[15] Trứng của tu hú nỏ trước trứng của chủ tổ 3 ngày.[16] Tu hú thường chỉ đẻ một hoặc hai quả trứng trong một tổ duy nhất nhưng có tới 7 đến 11 quả trứng đã được ghi nhận từ một số tổ chúng đẻ nhờ.[17][18][19] Chim mái có thể loại bỏ trứng vật chủ trước khi đẻ nhờ. Trứng nở trong 12 đến 14 ngày. Tu hú non không phải lúc nào cũng đẩy trứng ra hoặc đẩy chim con của chủ tổ ra ngoài, và ban đầu có tiếng kêu như một con quạ. Tu hú non đủ lông đủ cánh trong khoảng từ 20 đến 28 ngày.[7] Không giống như một số loài chim cu cu khác, chim non không cố giết chim non của chủ tổ, một đặc điểm giống với cu cu mỏ cong chúng cũng phần lớn ăn uống khi trưởng thành.[20] Trong một số trường hợp tu hú non có thể không đẩy nổi trứng lớn hoặc con non của chủ tổ ra khỏi tổ sâu của quạ mà không có nguy cơ bị đói và có thể là tình cờ chim con của tổ tự rơi khỏi tổ. Một giả thuyết khác cho rằng việc giữ lại chim non của chủ tổ có thể có lợi cho tú hú non đã không nhận được nhiều sự ủng hộ.[21] Người ta đã ghi nhận chim tu hú bố mẹ cho chim tu hú con ăn trong tổ của loài được đẻ nhờ,[22][23] một hành vi cũng được thấy ở một số loài chim đẻ nhờ tổ chim khác. Tuy nhiên, người ta không khi nhận những con chim trống trưởng thành nuôi những chim non.[7][24][25]
Tu hú châu Á là loài ăn tạp, tiêu thụ nhiều loại côn trùng, sâu bướm, trứng và động vật có xương sống nhỏ. Con trưởng thành chủ yếu ăn trái cây. Đôi khi chúng sẽ bảo vệ những cây đậu quả mà chúng kiếm ăn và xua đuổi những loài ăn quả khác.[26]
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]-
-
Eudynamys scolopaceus + Corvus splendens
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ BirdLife International (2012). “Eudynamys scolopaceus”. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2013.2. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2013.
- ^ Johnsgard, PA (1997). The avian brood parasites: deception at the nest. Oxford University Press. tr. 259. ISBN 0195110420.
- ^ Corlett, RT & IKW Ping (1995). “Frugivory by Koels in Hong Kong” (PDF). Mem. Hong Kong Nat. Hist. Soc. 20: 221–222. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2008.
- ^ Lamba, BS (1976). “The Indian crows: a contribution to their breeding biology, with notes on brood parasitism on them by the Indian Koel”. Records of the Zoological Survey of India. 71: 183–300.
- ^ Begum, Sajeda; Moksnes, Arne; Røskaft, Eivin; Stokke, Bård G. (2011). “Interactions between the Asian koel (Eudynamys scolopacea) and its hosts”. Behaviour. 148 (3): 325–340. doi:10.1163/000579511X558400.
- ^ Begum S, Moksnes A, Røskaft E, Stokke BG (2011). “Factors influencing host nest use by the brood parasitic Asian Koel (Eudynamys scolopacea)”. Journal of Ornithology. 152 (3): 793–800. doi:10.1007/s10336-011-0652-y.
- ^ a b c d Payne, RB (2005). The Cuckoos. Oxford University Press.
- ^ Smith, TEH (1950). “Black drongos fostering a koel”. Journal of the Bombay Natural History Society. 49 (1): 304.
- ^ Harington, HH (1904). “The Koels laying in the nest of Pica rustica, the Magpie”. Journal of the Bombay Natural History Society. 15 (3): 520.
- ^ Sethi VK, Saxena V, Bhatt D (2006). “An instance of the Asian Koel Eudynamys scolopacea destroying the nest of a Black-headed Oriole Oriolus xanthornus”. Indian Birds. 2 (6): 173–174.
- ^ Lowther, Peter E (2007). “Host list of avian brood parasites −2 – Cuculiformes; Cuculidae” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2009.
- ^ Dewar, D (1907). “An enquiry into the parasitic habits of the Indian koel”. Journal of the Bombay Natural History Society. 17 (3): 765–782.
- ^ Raju, K.S.R. Krishna (1968). “Intelligence of a pair of Koels Eudynamys scolopacea”. Newsletter for Birdwatchers. 8 (10): 12.
- ^ Ali S & Ripley, SD (1981). Handbook of the birds of India and Pakistan. Volume 3 (ấn bản thứ 2). Oxford University Press. tr. 227–230.
- ^ Lamba, BS (1966). “The egg-laying of the Koel Eudynamys scolopacea (Linnaeus)”. Journal of the Bombay Natural History Society. 63 (3): 750–751.
- ^ Ali, H; SA Hassan; SA Rana; MA Beg & M Mehmood-ul-Hassan (2007). “Brood parasitism of Asian koel (Eudynamys scolopacea) on the house crow (Corvus splendens) in Pothwar region of Pakistan”. Pakistan Journal of Agricultural Sciences. 44 (4): 627–634.
- ^ Jacob, JR (1915). “Seven Koel's eggs in one nest”. Journal of the Bombay Natural History Society. 24 (1): 191–192.
- ^ Jones, AE (1916). “Number of Koel's E. honorata eggs found in one nest”. Journal of the Bombay Natural History Society. 24 (2): 370.
- ^ Abdulali, H (1931). “Eleven Koel eggs in a Crow's nest”. Journal of the Bombay Natural History Society. 35 (2): 458.
- ^ Broom, M; G D Ruxton & Rebecca M Kilner (2007). “Host life-history strategies and the evolution of chick-killing by brood parasitic offspring”. Behavioral Ecology. 19: 22. doi:10.1093/beheco/arm096.
- ^ Grim, T (2006). “Low virulence of brood parasitic chicks: adaptation or constraint” (PDF). Ornithological Science. 5: 237–242. doi:10.2326/osj.5.237. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2021.
- ^ Lydekker, R (1895). The Royal Natural History. Volume 4. tr. 8.
- ^ Dixit, Dhruv (1968). “Parental instincts in Koel Eudynamys scolopacea (Linnaeus)”. Journal of the Bombay Natural History Society. 65 (2): 485–486.
- ^ Lorenzana, JC & SG Sealy (1998). “Adult brood parasites feeding nestlings and fledglings of their own species: A review” (PDF). Journal of Field Ornithology. 69 (3): 364–375.
- ^ Fulton, R. (1904). “The Kohoperoa or Koekoea, Long-tailed Cuckoo (Urodynamis taitensis): an account of its habits, description of a nest containing its (supposed) egg, and a suggestion as to how the parasitic habit in birds has become established”. Transactions and Proceedings of the New Zealand Institute. 36: 113–148.
- ^ Pratt, Thane K., T. K. (ngày 1 tháng 5 năm 1984). “Examples of tropical frugivores defending fruit-bearing plants” (PDF). The Condor. 86 (2): 123–129. doi:10.2307/1367024. ISSN 0010-5422. JSTOR 1367024.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Wikispecies có thông tin sinh học về Tu hú châu Á |
Tư liệu liên quan tới Eudynamys scolopaceus tại Wikimedia Commons (tiếng Việt)
- Chim tu hú châu Á trên SVRVN
- Chim tu hú, bà mẹ bạc tình và đứa con độc ác Lưu trữ 2010-11-18 tại Wayback Machine