Cá lao không vảy

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Fistularia petimba)
Cá lao không vảy
Fistularia petimba
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Nhánh Actinopteri
Phân lớp (subclass)Neopterygii
Phân thứ lớp (infraclass)Teleostei
Nhánh Osteoglossocephalai
Nhánh Clupeocephala
Nhánh Euteleosteomorpha
Nhánh Neoteleostei
Nhánh Eurypterygia
Nhánh Ctenosquamata
Nhánh Acanthomorphata
Nhánh Euacanthomorphacea
Nhánh Percomorphaceae
Nhánh Syngnatharia
Bộ (ordo)Syngnathiformes
Họ (familia)Fistulariidae
Chi (genus)Fistularia
Loài (species)F. petimba
Danh pháp hai phần
Fistularia petimba
Lacépède, 1803[2]
Danh pháp đồng nghĩa
  • Fistularia patimba Lacepède, 1803
  • Fistularia serrata Cuvier, 1816
  • Fistularia immaculata Cuvier, 1816
  • Fistularia villosa Klunzinger, 1871
  • Fistularia rubra Miranda Ribeiro, 1903
  • Fistularia starksi Jordan & Seale, 1905

Cá lao không vảy (danh pháp khoa học: Fistularia petimba) là một loài cá biển thuộc chi Fistularia trong họ Fistulariidae.[3] Tên thông thường tiếng Anh của nó là red cornetfish, nghĩa đen là cá cocnê đỏ.[1]

Tên khoa học này thường bị sử dụng sai cho F. commersonii, loài cá cùng chi và phổ biến hơn nhưng sống gần mặt biển hơn.[3]

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ 44°B - 39°N. Tại miền tây Đại Tây Dương: Từ đông nam Florida, Hoa Kỳ đến Trung Mỹ nhưng có nguồn cho là rộng hơn, từ Massachusetts đến miền nam BrasilArgentina. Tại miền đông Đại Tây Dương: Galicia, Tây Ban Nha, Cape BlancCape Verde đến Angola. Cũng có báo cáo từ vịnh Walvis, Namibia. Tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Từ Hồng HảiĐông Phi đến các đảo HawaiiTuamoto, phía bắc đến miền nam Nhật Bản và quần đảo Ogasawara, phía nam đến Victoria, Australia. Tại Địa Trung Hải: Cadiz, Tây Ban Nha (miền nam bán đảo Iberia),[1][3]Thổ Nhĩ Kỳ.[4] Môi trường sống là nước lợ và nước mặn; gắn với các rạn san hô và bãi đá ngầm; ở độ sâu 10–200 m, thường tìm thấy ở độ sâu 18–57 m.[3]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài tổng cộng (TL) tối đa 200 xentimét (6,6 ft), nhưng thường bắt gặp với TL 100 xentimét (39 in);[5][6] trọng lượng tối đa đã công bố 4,7 kg. Chiều dài tiêu chuẩn (SL) khoảng 84% TL. Vây lưng: tia gai 0, tia mềm 13-15. Vây hậu môn: tia gai 0, tia mềm 14-15. Vây ngực: 15. Vây hậu môn: tia gai 0, tia mềm 6. Chiều dài đầu (HL) 35% SL. Chiều dài mõm 21% SL. Chiều cao đầu 10% HL. Đường kính mắt: Theo chiều ngang 7% HL, theo chiều dọc 4% HL.[7] Với một hàng tấm xương dọc theo đường giữa (không có ở F. commersoni); có màu ánh đỏ hoặc da cam ánh nâu (trong khi F. commersoni có màu nâu ánh xanh lục).[3]

Loài sinh vật sống đáy biển khơi lục địa này được tìm thấy trên các đáy mềm ở vùng cận duyên hải và ăn chủ yếu là các loài cá và tôm nhỏ.[8][9][10][11] Cá con cũng bơi vào cửa sông. Nó chủ yếu là một loài cận nhiệt đới, cũng được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới nhưng chỉ ở vùng sâu tại những nơi nước trồi lạnh.[12] Nó hầu như luôn được tìm thấy ở độ sâu dưới 10 m.[13] Nó là một loài hoạt động lúc chạng vạng.[14] Nó ăn cá nhỏ và động vật giáp xác bằng cách sử dụng cái miệng hình ống để hút.

Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Loài này là một thành phần của nghề khai thác thủ công; mắc trong lưới vây và bẫy.[7] Nó đôi khi xuất hiện ở các chợ cá nhỏ và cũng có thể được sử dụng làm cá khô, cá ướp muối hoặc cá hun khói, cũng như được chế biến thành bột cá.[13]

Thư viện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Carpenter K. E., Robertson R. & Munroe T. (2015). Fistularia petimba (errata version published in 2017)”. The IUCN Red List of Threatened Species. 2015: e.T16781113A115364459. doi:10.2305/IUCN.UK.2015-4.RLTS.T16781113A16782243.en. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2021.
  2. ^ Bernard Germain de Lacépède, 1803. Fistularia petimba. Histoire naturelle des poissons 76 (= t. 12): 345-352.
  3. ^ a b c d e Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Fistularia petimba trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2021.
  4. ^ A. Ünlüoğlu, S. Akalın, İ. Dal, E. M. Tıraşın, C. M. Aydın, 2018. First record of red cornetfish Fistularia petimba (Syngnathiformes:Fistulariidae) from Antalya and İskenderun Bays along Turkish Coasts of the Mediterranean Sea. Journal of Applied Ichthyology 34(4): 977-980, doi:10.1111/jai.13715.
  5. ^ Fritzsche R. & Thiesfield K. G., 1999. Fistulariidae Lưu trữ 2021-09-24 tại Wayback Machine. Trong: Carpenter K. E. & Niem V. H. (biên tập), The Living Marine Resources of the Western Central Pacific Volume 4 Bony Fishes part 2 (Mugilidae to Carangidae), The Food and Agricultural Organization of the United Nations, Roma.
  6. ^ Carpenter K. E., Krupp F., Jones D. A. & Zajonz U., 1997. Living marine resources of Kuwait, eastern Saudi Arabia, Bahrain, Qatar, and the United Arab Emirates. FAO, Roma, Italia, ISBN 9251037418, ISSN 1020-4547, 324 trang. Xem trang 134.
  7. ^ a b Cárdenas S., Berastegui D., Ortiz J., 1997. First record of Fistularia petimba Lacepéde, 1803 (Pisces, Fistulariidae) off the coast of Cadiz (southern Iberian Peninsula). Bol. Inst. Esp. Oceanogr 13(1/2): 83-86.
  8. ^ Fritzsche R., 1984. Fistulariidae. FAO, Roma.
  9. ^ Yamada U., Shirai S., Irie T., Tokimura M., Deng S., Zheng Y., Li C., Kim Y. U. & Kim Y. S., 1995. Names and illustrations of fishes from the East China Sea and the Yellow Sea. Overseas Fishery Cooperation Foundation, Tokyo, Nhật Bản, 288 trang (tiếng Nhật).
  10. ^ Sommer C., Schneider W. & Poutiers J. M., 1996. The living marine resources of Somalia. FAO species identification field guide for fishery purposes. Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO), Roma, Italia, ISBN 9789251037423, ISBN 9251037426.
  11. ^ Fritzsche R. A. & Vincent A., 2002. Order Gasterosteiformes Syngnathidae.
  12. ^ Kuiter R. H., 2009. Seahorses and Their Relatives. Aquatic Photographics, Seaford, Australia, 334 trang, ISBN 0977537218, ISBN 9780977537211.
  13. ^ a b Fritzsche R., 2002. Fistulariidae: Cornetfishes (flutemouths). UNISEC, Roma.
  14. ^ Robblee M. B. & Zieman J. C., 1984. Diel variation in the fish fauna of a tropical seagrass feeding ground. Bulletin of Marine Sciences 34(3): 335-345.