Ghế boong tàu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ghế boong bằng khung gỗ và vải truyền thống
Ghế boong ở Hyde Park, London
Hành khách ngả lưng trên ghế boong tàu Đức
Mọi người thư giãn trên ghế gấp ở River Spree gần Berlin Hauptbahnhof, Berlin 2007

Ghế boong/ sàn tàu, ghế deck (tiếng Anh: deckchair hoặc deck chair) là một loại ghế gấp với khung bằng gỗ hoặc vật liệu cứng, có thể gấp lại cho gọn mang tính di động. thân ghế làm bằng vải hay nhựa vinyl giăng trên khung tạo thành phần tựa lưng và chỗ ngồi. Tiếng Việt gọi là ghế bố vì xưa dùng vải bố căng trên khung. Nó là phuơng tiện để nghỉ ngời lúc nhàn rỗi, ban đầu là trên boong của một tàu hàng hải hoặc tàu du lịch. Nó có thể gấp lại cho gọn rồi chồng lên nhau nên dễ dàng vận chuyển, tuy vẫn còn một số kiểu dáng nổi tiếng là khó gấp và mở ra. Các phiên bản khác nhau có thể có một chỗ ngồi mở rộng bao gồm chỗ để gác chân, có thể điều chỉnh độ cao để người dùng có thể tùy ý sửa đổi vị thế ghế từ tư thế ngồi đến nằm; và cũng có thể có chỗ để tay.

Ghế boong được dùng ngoài trời làm chỗ ngồi có tính cách tạm thời ở nơi để thư giãn ngoài trời khác như bãi biển, công viên nên còn gọi là ghế bãi biển, ghế ngoài trời.

Nguồn gốc lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Bắc Âu, người ta đã tìm thấy dấu tích của những chiếc ghế gấp có niên đại từ thời đại đồ đồng. Ghế có thể gấp lại cũng được sử dụng ở Ai Cập cổ đại, Hy Lạp và La Mã. Tại Hoa Kỳ, bằng sáng chế ban đầu cho ghế gấp là của John Cham vào năm 1855.[1] Ghế gấp bằng gỗ với mặt ngồi và lưng bằng vải dệt (woven) hoặc gậy (cane), loại hiện được gọi là "ghế hơi nước" (steamer chair) ở Anh, bắt đầu được sử dụng trên các boong tàu viễn dương từ khoảng những năm 1860, và được biết đến vào thời điểm đó là "ghế boong". Không rõ liệu chúng được sản xuất lần đầu ở Mỹ hay Anh.[2] Tại Anh, John Thomas Moore (1864-1929) đã nhận bằng sáng chế cho những chiếc ghế gấp có thể điều chỉnh và di động vào năm 1886, và bắt đầu sản xuất chúng ở Macclesfield.[3] Moore đã sản xuất hai loại: Waverley, được mô tả là "chiếc ghế chơi quần vợt trên tàu hoặc bãi cỏ tốt nhất", và Hygiene, là một chiếc ghế bập bênh "có giá trị cho những người chậm chạp và bị táo bón".[4]

Phiên bản ban đầu của ghế boong được làm bằng hai khung gỗ hình chữ nhật gắn với nhau, với hình chữ nhật thứ ba để giữ nó thẳng đứng. Một miếng vải bạt hình chữ nhật, loại được sử dụng trên võng, được gắn vào hai trong số các hình chữ nhật bằng gỗ để làm chỗ ngồi và hỗ trợ. Việc sử dụng một dải vải rộng duy nhất, ban đầu có màu xanh ô liu nhưng sau này thường có các sọc màu sáng, đã được ghi nhận cho một nhà phát minh người Anh tên là Atkins vào cuối thế kỷ 19,[4] cho dù các quảng cáo năm 1882 gọi nó là "ghế võng Yankee" với thiết kế tương tự, ngụ ý có nguồn gốc từ Mỹ. Các nguồn khác gọi nó là "ghế bãi biển Brighton" hoặc chaise transatlantique (chaise transat). Thuật ngữ 'ghế boong' được sử dụng trong tiểu thuyết của E. Nesbit vào những năm 1880, và hành khách trên tàu P & O vào những năm 1890 được khuyến khích lấy để sử dụng riêng khi lên tàu.[2][5] Ghế boong cổ điển chỉ có thể được khóa ở một vị trí. Sau đó, các dải gỗ đi về phía sau được kéo dài ra và được trang bị các giá đỡ để cung cấp nhiều tư thế ngồi. Phần để chân có thể tháo rời cũng có thể tăng thêm sự thoải mái cho người sử dụng.

Ghế boong trở nên phổ biến rộng rãi vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Trong thời kỳ hoàng kim của du lịch bằng tàu viễn dương, những chiếc ghế gấp trên boong tàu đôi khi được dành cho những hành khách cụ thể mà thủy thủ đoàn sẽ gắn thẻ tên bằng bìa cứng vào lưng ghế đan bằng liễu gai. Một thẻ như vậy có thể nhìn thấy trên một chiếc ghế boong trống gần trung tâm trong một bức ảnh nổi tiếng năm 1912 cho thấy những người sống sót sau khi được cứu hộ trong vụ đắm tàu RMS Titanic và trong khi họ nghỉ ngơi trên boong RMS Carpathia.[6][7] Hệ thống tương tự đã được sử dụng trên tàu Carpathia hai năm sau đó; thẻ đặt chỗ được hiển thị trên ghế boong trống ở phía dưới bên phải của một bức ảnh năm 1914. Những chiếc ghế boong được hiển thị trên một số bức ảnh đó thuộc loại "ghế hơi nước" vững chắc hơn, thay vì ghế bọc vải di động. Tàu Titanic chở 600 chiếc ghế gỗ như vậy;[3] sáu chiếc được biết là còn bảo tồn được, trong đó một chiếc được bán vào năm 2001 với giá 35.000 bảng Anh.

Việc thuê ngoài ghế boong, hàng giờ hoặc hàng ngày, đã trở nên phổ biến ở các khu nghỉ mát bên bờ biển của Anh, thường được sử dụng trên các cầu tàulối đi dạo, vào đầu thế kỷ 20. Chúng cũng thường được sử dụng trong các công viên lớn như Hyde Park, New York, và cho khán giả tại các sự kiện thể thao không chính thức như các trận đấu cricket địa phương. Với sự phổ biến rộng rãi của các hình thức chỗ ngồi nhẹ hơn và thậm chí di động hơn vào cuối thế kỷ này, việc sử dụng ghế boong đã giảm dần.[5] Tại một trong những khu nghỉ mát lớn nhất ở Anh, Blackpool, 68.000 ghế boong đã được cho thuê vào năm 2003, với giá 1,50 bảng một ngày, nhưng các quan chức du lịch đề nghị rằng nên loại bỏ chúng, ngoại trừ chính các cầu tàu, vì chúng là một lời nhắc nhở về thời đại của "mũ phẳng", và đã "có thời của họ trong những năm 50 và 60".[8]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Sunlounger[sửa | sửa mã nguồn]

Ghế dài tắm nắng bên hồ bơi

Một chiếc ghế dài tắm nắng giống như một chiếc ghế boong và giống chiếc giường về bản chất. Mặt sau có thể nghiêng lên để người dùng có thể ngồi lên và đọc sách, hoặc có thể ngả xuống một mặt phẳng để có thể ngủ ở tư thế nằm ngang.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Patent 13479, Folding Chair
  2. ^ a b Antony Woodward, Design Dinosaurs: 5. The Deck Chair, The Independent, 27 February 1994. Retrieved 31 December 2012
  3. ^ a b Arts Journal, "Royal Deck Chairs", 29 May 2008. Retrieved 7 June 2015
  4. ^ a b The Guardian, Notes and Queries, "Who invented the deck chair?". Retrieved 31 December 2012
  5. ^ a b BBC h2g2, "The Deckchair" Lưu trữ 2013-04-19 tại Archive.today.
  6. ^ “Photograph of deckchairs on RMS Carpathia.
  7. ^ “Photograph of deckchairs on RMS Carpathia.
  8. ^ BBC News, Blackpool to ditch deckchairs?, 17 May 2004. Retrieved 31 December 2012

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]