Giải Mynavi Nữ mở rộng
Giải MyNavi Nữ mở rộng (マイナビ女子オープン) | |
---|---|
Loại danh hiêu | Danh hiệu Nữ Lưu |
Tiền thân | Giải Nữ mở rộng レディースオープントーナメント |
Thông tin | |
Khoảng thời gian | Sơ loại: Tháng 7 năm trước Xác định Khiêu chiến giả: Tháng 9 năm trước - tháng 3 |
Lần đầu tổ chức | Năm 2008 |
Thời gian ván đấu | Sơ loại: 40 phút Xác định Khiêu chiến giả - Loạt trận tranh ngôi: 3 tiếng |
Loạt tranh ngôi | Tối đa 5 ván |
Tiền thưởng | 5 triệu Yên |
Chủ trì | Tập đoàn MyNavi Liên đoàn Shogi Nhật Bản |
Trang web | Giải MyNavi Nữ mở rộng |
Thành tích | |
Đương kim | Nishiyama Tomoka (Kì 15) |
Vĩnh thế | Nishiyama Tomoka - Vĩnh thế Nữ Vương |
Dành nhiều danh hiệu nhất | Nishiyama Tomoka (5 kì) |
Chuỗi danh hiệu dài nhất | Nishiyama Tomoka (5 kì, 11-15) |
Giải MyNavi Nữ mở rộng (マイナビ
Tổng quan[sửa | sửa mã nguồn]
Giải đấu tiền thân của giải này là Giải Nữ mở rộng (レディースオープントーナメント), giải này được tổ chức từ năm 1987 tới năm 2006, cũng đồng thời là giải đấu mở duy nhất của giới Nữ Lưu kì sĩ khi cho phép tất cả các kì thủ nữ được đăng kí tham gia thi đấu và xuất phát từ những vòng đấu đầu tiên.
Tên của danh hiệu này - Nữ Vương (
Thể thức[sửa | sửa mã nguồn]
Giải MyNavi Nữ mở rộng gồm có 4 giai đoạn là Thách đấu (チャレンジマッチ) - Sơ loại (予選) - Xác định Khiêu chiến giả (本戦 (Bản chiến)) và cuối cùng là loạt 5 ván tranh danh hiệu Nữ Vương (五番勝負 (Ngũ phiên thắng phụ)), với người chiến thắng cuối cùng trở thành tân Nữ Vương. Giai đoạn Thách đấu được tổ chức lần đầu tiên kể từ kì thứ 4 năm 2010, ở 3 kì trước đó - các nữ kì thủ nghiệp dư được tiến cử trực tiếp bởi các đơn vị tổ chức.[4]
Sơ tuyển Sơ loại - Thách đấu[sửa | sửa mã nguồn]
Thách đấu[sửa | sửa mã nguồn]
Giai đoạn Thách đấu này gồm cả các Nữ Lưu kì sĩ và các nữ kì thủ nghiệp dư, hệ thống này được giới thiệu lần đầu tiên vào kì 4, vã cũng là lần đầu tiên có một giải danh hiệu mở đăng kí cho tất cả các kì thủ nữ nghiệp dư muốn tham gia. Giai đoạn này được tổ chức vào tháng 5 - tháng 6 hàng năm tại trụ sở của Tập đoàn MyNavi ở Chiyoda, Tokyo; được tổ chức trong duy nhất 1 ngày và theo thể thức loại kép - Double Elimination.
Các Nữ Lưu kì sĩ nếu như thất bại ở vòng 1 - Sơ loại trong ba kì liên tiếp, hoặc các kì thủ nữ nếu chiến thắng Thách đấu mà vẫn thua Sơ loại ở hai kì liên tiếp, họ được yêu cầu phải xuất phát ở giai đoạn này tại mỗi kì Giải MyNavi Nữ mở rộng, kể cả nếu kì thủ đó đang sở hữu danh hiệu. Ngoài ra, giai đoạn Thách đấu này không được tính vào thành tích thi đấu chính thức.
Những đối tượng sau đây được phép đăng kí tham gia giai đoạn Thách đấu:
- Các kì thủ nữ đang ở Tam cấp tại Trường Đào tạo Kỳ thủ trẻ trở xuống. (Tính tới thời điểm gửi bản đăng kí tới giai đoạn Thách đấu)
- Các kì thủ nữ ở Nghiên Tu hội.
- Các kì thủ nữ nghiệp dư đã đạt mức đẳng ở các trường cờ, lớp cờ hay bởi các giảng viên công nhận.
- Các Nữ Lưu kì sĩ đã thất bại ở vòng 1 - Sơ loại trong ba kì liên tiếp, hoặc không thể vượt qua vòng 1 Sơ loại khi đã vượt qua Thách đấu ở hai kì liên tiếp.
Thời gian của mỗi kì thủ trong mỗi ván cờ là 15 phút đồng hồ, với 1 lần byoyomi 30 giây cuối cùng, và kì thủ sẽ phải tự điều khiển đồng hồ của mình.
Kể từ kì 15, giai đoạn Sơ tuyển Sơ loại sau đó được phân tách rõ ràng hai nhánh riêng dành cho các Nữ Lưu kì sĩ và kì thủ nữ nghiệp dư. Tuy nhiên, kì 15 không tổ chức giai đoạn Thách đấu.[5]
Sơ tuyển Sơ loại[sửa | sửa mã nguồn]
Trong giai đoạn Sơ tuyển Sơ loại này, mỗi kì thủ sẽ có 30 phút đồng hồ cờ vua và 1 lần byoyomi 1 phút cuối cùng, và không giống với giai đoạn Thách đấu - kể từ đây những ván đấu sẽ được tính là ván đấu chính thức.
Những Nữ Lưu kì sĩ lần đầu tiên tham gia Giải MyNavi Nữ mở rộng sẽ được tham gia giai đoạn này.
Sơ loại[sửa | sửa mã nguồn]
Mục đích của giai đoạn Sơ loại này là tìm ra thêm 12 kì thủ nữ nữa - cùng với 4 kì thủ top 4 kì trước để bước vào giai đoạn Xác định Khiêu chiến giả. Giai đoạn này thường gồm 48 kì thủ.
Đối tượng tham gia giai đoạn này bao gồm:
- Tất cả các Nữ Lưu kì sĩ đang hoạt động không được đặc cách lên giai đoạn Xác định Khiêu chiến giả và đã vượt qua Thách đấu - Sơ tuyển Sơ loại
- Các nữ hội viên của Trường Đào tạo Kỳ thủ trẻ từ Nhị cấp trở lên.
Giai đoạn này, các nhánh đấu sẽ được bốc thăm ngẫu nhiên, tuy nhiên toàn bộ các kì thủ nữ tới từ Kansai sẽ đều được xếp vào chung một hay nhiều nhánh đấu. Sơ loại thường được tổ chức từ tháng Bảy tới tháng Tám hàng năm. Mỗi ván đấu, kì thủ sẽ có 30 phút thời gian chính, và cờ một phút khi đã sử dụng hết số thời gian này.
Xác định Khiêu chiến giả[sửa | sửa mã nguồn]
12 kì thủ chiến thắng giai đoạn Sơ loại và top 4 của Xác định Khiêu chiến giả của kì trước sẽ tham gia giai đoạn cuối cùng này,[6] được bốc thăm trực tiếp để loại ngẫu nhiên nhằm chọn ra người cuối cùng thách đấu danh hiệu Nữ Vương của đương kim sở hữu khi đó. Các ván đấu ở giai đoạn này sẽ được tổ chức tại Hội quán chính thức ở cả hai miền Nhật Bản,[7] thường bắt đầu từ đầu tháng Chín cho tới khi tìm ra người chiến thắng - thường là vào tháng Hai năm sau.[8]
Trong giai đoạn này, ở mỗi ván đấu một kì thủ sẽ có 180 phút thời gian chính, và cờ một phút sau khi sử dụng hết số thời gian này.
Loạt trận tranh danh hiệu[sửa | sửa mã nguồn]
Người chiến thắng giai đoạn Xác định Khiêu chiến giả sẽ thách đấu danh hiệu Nữ Vương (
Trong giai đoạn này, ở mỗi ván đấu một kì thủ sẽ có 180 phút thời gian chính, và cờ một phút sau khi sử dụng hết số thời gian này, giống với giai đoạn Xác định Khiêu chiến giả.
Vĩnh thế Nữ Vương[sửa | sửa mã nguồn]
Danh dự Vĩnh thế Nữ Vương (
- Chiến thắng danh hiệu Nữ Vương đủ 7 lần.
- Chiến thắng danh hiệu Nữ Vương năm lần liên tiếp.
Ngày 13 tháng 6 năm 2022, Nishiyama Tomoka là người đầu tiên đạt được danh dự này khi chiến thắng đủ năm kì Nữ Vương liên tiếp (11-15, từ năm 2018-2022).
Kết quả loạt trận tranh danh hiệu[sửa | sửa mã nguồn]
|
Kì | Năm | Loạt trận tranh danh hiệu | Xác định Khiêu chiến giả | ||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Thắng Bán kết 1 | Kết quả | Thắng Bán kết 2 | - | Top 4 | |||
1 | 2008 | Yauchi Rieko | ○●○○ | Tomomi Kai | Yamada | Suzuki | |
Kì | Năm | Đương kim Nữ Vương | Kết quả | Khiêu chiến giả | Về nhì | Top 4 | |
2 | 2009 | Yauchi Rieko | ○○○ | Iwane Shinobu | Nakamura Marika | Shimizu | Nakai |
3 | 2010 | Yauchi Rieko | ●●● | Kai Tomomi | Saida Haruko | Ishibashi | Ueda |
4 | 2011 | Tomomi Kai | ●●● | Ueda Hatsumi | Ishibashi Sachio | Yauchi | Saida |
5 | 2012 | Ueda Hatsumi | ○○○ | Hasegawa Yuuki | Shimizu Ichiyo | Satomi | Saida |
6 | 2013 | Ueda Hatsumi | ●●● | Satomi Kana | Suzuki Kanna | Tomomi | Ishibashi |
7 | 2014 | Satomi Kana | ●○●● | Kato Momoko | Shimizu Ichiyo | Ido | Ito |
8 | 2015 | Kato Momoko | ○○●○ | Ueda Hatsumi | Wada Aki | Kai | Yauchi |
9 | 2016 | Kato Momoko | ○●○○ | Muroya Yuki | Nishiyama Tomoka | Shimizu | Kagawa |
10 | 2017 | Kato Momoko | ○○○ | Ueda Hatsumi | Satomi Kana | Nishiyama | Tomomi |
11 | 2018 | Kato Momoko | ○●●● | Nishiyama Tomoka | Iwane Shinobu | Satomi | Ito |
12 | 2019 | Nishiyama Tomoka | ○○●○ | Satomi Kana | Kato Momoko | Isotani | Kagawa |
13 | 2020 | Nishiyama Tomoka | ●○●○○ | Kato Momoko | Shimizu Ichiyo | Tsukada | Ito |
14 | 2021 | Nishiyama Tomoka | ●○○●○ | Ito Sae | Tsukada Erika | Chiba | Tomomi |
15 | 2022 | Nishiyama Tomoka | ●○●○○ | Satomi Kana | Yamane Kotomi | Watanabe (Mana) | Kagawa |
16 | 2023 | Nishiyama Tomoka | Đang diễn ra | Kai Tomomi | Kato Momoko | Kagawa | Yamane |
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
- Blog chính thức của Giải MyNavi Nữ mở rộng.
- Trang chính thức của Giải MyNavi Nữ mở rộng tại Liên đoàn Shogi Nhật Bản
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Từ kì 1 đến kì 7, giải đấu này cũng được đồng tổ chức bởi Hội Kì thủ chuyên nghiệp Nữ Nhật Bản, tuy nhiên họ đã rút lui từ kì 8.
- ^ [https://web.archive.org/web/20071021013946/http://open.mycom.co.jp/broadcast/19_04.html “�}�C�i�r���q�I�[�v�� ���p”]. web.archive.org. 21 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2022. replacement character trong
|tựa đề=
tại ký tự số 1 (trợ giúp) - ^ “順位戦、マイナビ、新女流棋士 | daichanの小部屋”. web.archive.org. 14 tháng 2 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ Ở kì đầu tiên là hai nữ kì thủ nghiệp dư. Ở kì thứ hai là ba nữ kì thủ nghiệp dư (2 nghiệp dư, một tới từ hội nữ Tưởng Lệ), ở kì thứ ba cũng là ba kì thủ nữ nghiệp dư.
- ^ “第15期マイナビ女子オープン チャレンジマッチ中止と予選開催方法についてのお知らせ|将棋ニュース|日本将棋連盟”. www.shogi.or.jp (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2022.
- ^ Trong mùa đầu tiên, bốn kì thủ xuất sắc nhất từ giải Nữ mở rộng của năm 2006 là Yauchi Rieko - Satomi Kana - Yamada Kumi và Murata Chiho và ba kì thủ sở hữu danh hiệu khi đó là Shimizu Ichiyo, Saida Haruko và Chiba Ryoko cùng với Tomomi Kai nhận được đặc cách này.
- ^ Các ván đấu cũng có thể được tổ chức ở Khách sạn Celestine ở Tokyo (vòng 3) hoặc hội quán của Hội Kì thủ chuyên nghiệp Nữ Nhật Bản (vòng 4). Nếu được tổ chức ở đây, thay vì ngồi seiza, các kì thủ sẽ ngồi ghế và đánh cờ với bàn cờ dẹt được đặt trên một chiếc bàn khác.
- ^ “将棋情報局”. book.mynavi.jp (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2023.
- ^ “上田初美女流三段自戦記。第10期マイナビ女子オープン五番勝負を振り返って【前編】|将棋コラム|日本将棋連盟”. web.archive.org. 4 tháng 7 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2023.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ “プロ棋戦の規定等について|よくある質問|日本将棋連盟”. www.shogi.or.jp (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2023.