Hình thang

Hình thang trong hình học Euclid là một tứ giác lồi có hai cạnh đối song song[1]. Hai cạnh song song này được gọi là các cạnh đáy của hình thang. Hai cạnh còn lại gọi là hai cạnh bên[2][3][4].
Tổng quát, ta có:
là hình thang hoặc
Định nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]
Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.[5]
Tính chất của hình thang[sửa | sửa mã nguồn]
Tính chất về góc[sửa | sửa mã nguồn]
Hai góc kề một cạnh bên của hình thang có tổng bằng 180° (hai góc nằm ở vị trí trong cùng phía của hai đoạn thẳng song song là 2 cạnh đáy).[5]
Trong hình thang cân, hai góc kề một đáy bằng nhau.[6]
Tính chất về cạnh[sửa | sửa mã nguồn]
- Nếu một hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên song song và bằng nhau
- Ngược lại, nếu một hình thang có hai cạnh bên song song thì chúng bằng nhau và hai cạnh đáy cũng bằng nhau
- Trong hình thang cân, hai đường chéo bằng nhau.
Đường trung bình[sửa | sửa mã nguồn]
Định nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]
Đường thẳng nối trung điểm hai cạnh bên của hình thang gọi là đường trung bình của hình thang.[7]
Tính chất[sửa | sửa mã nguồn]
Đường trung bình của hình thang thì có độ dài bằng nửa tổng độ dài hai cạnh đáy.
Các dạng đặc biệt của hình thang[sửa | sửa mã nguồn]
- Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông.
- Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.
- Hình bình hành là hình thang có 2 cạnh đáy bằng nhau và 2 cạnh bên song song và bằng nhau.
- Hình chữ nhật là hình thang vừa vuông vừa cân.
Diện tích hình thang[sửa | sửa mã nguồn]
Diện tích của hình thang bằng đường trung bình nhân với chiều cao:
Chu vi hình thang[sửa | sửa mã nguồn]
Chu vi hình thang bằng tổng độ dài của hai đáy và hai cạnh bên (tất cả các cạnh của nó):
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Từ điển toán học thông dụng, trang 327. Tác giả Ngô Thúc Lanh - Đoàn Quỳnh - Nguyễn Đình Trí. Nhà xuất bản giáo dục, năm 2000
- ^ “American School definition from "math.com"”. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2008.
- ^ Weisstein, Eric W., "Trapezoid" từ MathWorld.
- ^ Trapezoids, [1]. Truy cập 2012-02-24.
- ^ a b Sgk Toán 8 tập 1, trang 69
- ^ Sgk Toán 8 tập 1, trang 72
- ^ Sgk Toán 8 tập 1, trang 78
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
Các chủ đề chính trong toán học |
---|
Nền tảng toán học | Đại số | Giải tích | Hình học | Lý thuyết số | Toán học rời rạc | Toán học ứng dụng | Toán học giải trí | Toán học tô pô | Xác suất thống kê |
![]() |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Hình thang. |