Bước tới nội dung

Hạnh đào

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Hạnh nhân)
Hạnh đào
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
Ngành (divisio)Magnoliophyta
Lớp (class)Magnoliopsida
Bộ (ordo)Rosales
Họ (familia)Rosaceae
Chi (genus)Prunus
Phân chi (subgenus)Amygdalus
Loài (species)P. dulcis
Danh pháp hai phần
Prunus dulcis
(Mill.) D.A.Webb, 1967
Thứ
P. d. var. dulcis
P. d. var. fragilis
P. d. var. spontanea
Danh pháp đồng nghĩa
Prunus amygdalus Batsch
Amygdalus communis L.

Hạnh đào cũng gọi là biển đào (danh pháp khoa học: Prunus dulcis) là loài thực vật bản địa ở Trung ĐôngNam Á, thuộc Chi Mận mơ (Prunus). Hạnh đào cùng với đào (P. persica) được xếp vào cùng phân chi Amygdalus, phân biệt với các phân chi khác nhờ lớp vỏ hạt cứng (vỏ quả trong) có nếp nhăn lượn sóng bao bọc bên ngoài nhân (hạt giống). Nhân của quả hạnh đào (Hạnh đào nhân) thường được gọi là hạnh nhân,[gc 1] đây là một nguyên liệu dùng trong nhiều món ăn. Quả hạnh đào là một loại quả hạch và không phải là quả kiên thực sự.

Hoa hạnh đào thường nở vào đầu mùa xuân, tháng 3 hay tháng 4 tại bắc bán cầu và tháng 9, tháng 10 tại nam bán cầu.

Hạnh nhân
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng2.418 kJ (578 kcal)
20 g
Đường5 g
Chất xơ12 g
51 g
Chất béo bão hòa4 g
Chất béo không bão hòa đơn32 g
Chất béo không bão hòa đa12 g
22 g
Vitamin và khoáng chất
VitaminLượng
%DV
Thiamine (B1)
20%
0.24 mg
Riboflavin (B2)
62%
0.8 mg
Niacin (B3)
25%
4 mg
Acid pantothenic (B5)
6%
0.3 mg
Vitamin B6
8%
0.13 mg
Folate (B9)
7%
29 μg
Vitamin C
0%
0.0 mg
Vitamin E
175%
26.22 mg
Chất khoángLượng
%DV
Calci
19%
248 mg
Sắt
22%
4 mg
Magiê
65%
275 mg
Phốt pho
38%
474 mg
Kali
24%
728 mg
Kẽm
27%
3 mg
Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[1] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[2]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ lưu ý trong Đông y và tiếng Trung gọi là biển đào nhân hoặc đại hạnh nhân còn cách gọi hạnh nhân dùng để chỉ nhân của loài hạnh - mơ tây (Prunus armeniaca)
  1. ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
  2. ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)