Họ Cá trê

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cá trê
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Siluriformes
Họ (familia)Clariidae
Các chi

Họ Cá trê là các loài cá trong họ có danh pháp khoa họcClariidae. Họ Clariidae là một phần của bộ Siluriformes nằm trong lớp Actinopterygii (cá vây tia). Họ này bao gồm 15 chi và khoảng 114 loài cá trê. Tất cả các loài cá trê đều là cá nước ngọt[1].

Các loài cá này có khả năng lấy oxy từ không khí do chúng có khả năng hít thở không khí nhờ một cơ quan phức tạp mọc ra từ vòm mang. Một vài loài có khả năng vượt một khoảng cách không lớn trên mặt đất như Clarias batrachus.

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù các loài cá trê có ở Ấn Độ, Syria, nam Thổ Nhĩ Kỳ, phần lớn khu vực Đông Nam Á, nhưng sự đa dạng loài lớn nhất lại ở châu Phi[2], trong đó 77 loài ở châu Phi và 37 loài ở châu Á. Chi Clarias có số lượng loài đa dạng nhất, chiếm trên 50% tổng số loài trong họ và phân bố ở cả hai châu lục.

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Heteropneustidae chứa chi Heteropneustes với 5 loài cá trê có túi khí sinh sống tại Nam Á (từ Pakistan tới Thái Lan) được một số tác giả coi là họ tách biệt, nhưng một số tác giả coi là phân họ trong họ Cá trê. Với Heteropneustidae và Clariidae như là các họ tách biệt, một bài báo gần đây gộp chúng trong liên họ Clarioidea. Mối quan hệ của cá trê với các họ cá da trơn khác vẫn chưa chắc chắn[3].

Các chi[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Tư liệu liên quan tới Clariidae tại Wikimedia Commons

  1. ^ Nelson, Joseph S. (2006). Fishes of the World. John Wiley & Sons, Inc. ISBN 0-471-25031-7.
  2. ^ Devaere, Stijn; Adriaens, Dominique; Teugels, Guy G.; Verraes, Walter (2006). “Morphology of the cranial system of Platyclarias machadoi: interdependencies of skull flattening and suspensorial structure in Clariidae”. Zoomorphology. 125 (2): 69. doi:10.1007/s00435-005-0012-7.
  3. ^ Sullivan, JP; Lundberg JG; Hardman M (2006). “A phylogenetic analysis of the major groups of catfishes (Teleostei: Siluriformes) using rag1 and rag2 nuclear gene sequences”. Mol Phylogenet Evol. 41 (3): 636–62. doi:10.1016/j.ympev.2006.05.044. PMID 16876440.