Họ Hồ tiêu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Họ Hồ tiêu
Cây hồ tiêu (Piper nigrum) với quả non
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Magnoliidae
Bộ (ordo)Piperales
Họ (familia)Piperaceae
Giseke[1]
Chi điển hình
Piper
L., 1753
Các chi
Xem văn bản

Họ Hồ tiêu (danh pháp khoa học: Piperaceae) là một họ thực vật chứa trên 3.600 loài được nhóm trong 5 chi. Chúng là các loại cây thân gỗ nhỏ, cây bụi hay dây leo sống một năm hay lâu năm và phân bố rộng khắp trong khu vực nhiệt đới.

Loài được biết đến nhiều nhất có lẽ là hồ tiêu (Piper nigrum), loài được trồng nhiều nhất trong sản xuất hạt tiêu làm gia vị, mặc dù nhiều họ hàng khác của nó trong họ này cũng được dùng làm gia vị.[2]

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi Piperaceae có lẽ bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Phạn pippali, được dùng để chỉ các loại tiêu quả dài (như Piper longum).

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống APG III năm 2009 công nhận họ này và gán nó vào trong bộ Piperales của nhánh không phân hạng magnoliids.[1] Họ này bao gồm 5 chi: Piper, Peperomia, Zippelia, ManekiaVerhuellia. Chi trước đây được công nhận là Macropiper với sự phân bố ven Thái Bình Dương, gần đây đã được sáp nhập vào chi Piper.[3]

APG hiện tại chia họ này như sau:

  • Verhuellioideae Samain & Wanke: 1 chi, 3 loài tại CubaHispaniola.
  • Zippelioideae Samain & Wanke: 2 chi, 6 loài tại khu vực từ Trung Quốc tới Malesia, Trung và Nam Mỹ.
  • Piperoideae Arnott: 2 chi, khoảng 3.600 loài, trong đó Piper (~2.000 loài), Peperomia (~1.600 loài) [4]. Phân bố rộng khắp khu vực nhiệt đới.
    • Peperomia Ruiz & Pavon (bao gồm cả Piperanthera): Càng cua, tiêu màng.
    • Piper L. (bao gồm cả Anderssoniopiper, Arctottonia, Discipiper, Lepianthes, Lindeniopiper, Macropiper, Ottonia, Pleistachyopiper, Pothomorphe, Sarcorhachis, Trianaeopiper): Tiêu, trầu không, lá lốt, hàm ếch, lân hoa.

Phát sinh chủng loài[sửa | sửa mã nguồn]

Biểu đồ dưới đây chỉ ra mối quan hệ giữa các chi trong họ Piperaceae, dựa theo Wanke et al. (2007)[5] được chỉ ra dưới đây. Phát sinh chủng loài này dựa trên 6000 cặp base của DNA lạp lục. Chỉ gần đây người ta mới nhận thấy rõ rằng rằng Verhuellia là chị em với nhánh chứa 4 chi còn lại trong họ.[6]

 Piperaceae 

Verhuellia

Zippelia

Manekia

Piper

Peperomia

Đặc trưng[sửa | sửa mã nguồn]

Rễ và thân[sửa | sửa mã nguồn]

Các loài trong họ này thường là có thân rễ và có thể là cây sống trên mặt đất hoặc biểu sinh. Thân hoặc là đơn hoặc phân nhánh.

[sửa | sửa mã nguồn]

Lá đơn, mép lá nguyên, mọc ở gốc cây hay dọc thân cây, có thê mọc so le, đối hay mọc vòng. Thường có các lá kèm, cũng như có cuống. Lá thường có mùi thơm nồng đặc trưng dễ nhận thấy khi nghiền hay vò nát.

Hoa[sửa | sửa mã nguồn]

Cụm hoa mọc ở đầu cành, đối diện với lá hay trong nách lá. Hoa lưỡng tính, không có bao hoa, mỗi hoa đối diện với một lá bắc hình khiên. Nhị hoa 2-6, và thuộc dạng dưới bầu (nghĩa là bầu nhụy thượng), với các bao phấn 2 ngăn. Thường có 3-4 đầu nhụy đính với một nhụy mỗi hoa, thường có 1 hay 3-4 lá noãn. Bầu nhụy 1 ngăn, thượng.

Quả và hạt[sửa | sửa mã nguồn]

Quả giống như quả hạch, chứa một hạt mỗi quả. Hạt có phôi nhỏ, và ngoại nhũ chứa nhiều bột.[7]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Angiosperm Phylogeny Group (2009). 1 tháng 1 năm 158.x/pdf “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG III” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp) (PDF). Botanical Journal of the Linnean Society. 161 (2): 105–121. doi:10.1111/j.1095-8339.2009.00996.x. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2013.
  2. ^ Ravindran PN. 2000 Black Pepper, Piper nigrum. Harwood Acadiic, Amsterdam, The Netherlands. 553 tr.
  3. ^ Wanke S., Jaramillo M.A., Borsch T., Samain M.-T., Quandt D., Neinhuis C. (2007) Evolution of Piperales—matK gene and trnK intron sequence data reveal lineage specific resolution contrast. Mol. Phy. Evol. 42: 477-497, doi:10.1016/j.ympev.2006.07.007.
  4. ^ Stevens, P. F. (2001 onwards). Angiosperm Phylogeny Website Phiên bản ngày 9 tháng 2 năm 2014 http://www.mobot.org/mobot/research/apweb/welcome.html
  5. ^ Wanke S., Vanderschaeve L., Mathieu G., Neinhuis C., Goetghebeur P., Samain M.S. (2007) From Forgotten Taxon to a Missing Link? The Position of the Genus Verhuellia (Piperaceae) Revealed by Molecules. Ann. Bot., 99(6): 1231-1238, doi:10.1093/aob/mcm063.
  6. ^ Samain et al. (2010) Verhuellia is a segregate lineage in Piperaceae: more evidence from flower, fruit and pollen morphology, anatomy and development. Ann. Bot., 105(5): 677-688, doi:10.1093/aob/mcq031.
  7. ^ Boufford D.E. (1997). Flora of North America – Piperaceae.