HMS St. Vincent (1908)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thiết giáp hạm HMS St Vincent tại Lễ duyệt binh Đăng quang, Spithead, ngày 24 tháng 6 năm 1911
Lịch sử
Anh Quốc
Đặt hàng 1907
Đặt lườn 30 tháng 12 năm 1907
Hạ thủy 10 tháng 9 năm 1908
Nhập biên chế 3 tháng 5 năm 1910
Xuất biên chế tháng 3 năm 1921
Số phận Bán để tháo dỡ, 1 tháng 12 năm 1921
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp thiết giáp hạm St. Vincent
Trọng tải choán nước
  • 19.560 tấn Anh (19.870 t) (tiêu chuẩn)
  • 23.030 tấn Anh (23.400 t) (đầy tải)
Chiều dài 536 ft (163 m) (chung)
Sườn ngang 84 ft (26 m)
Mớn nước 27,92 ft (8,51 m)
Động cơ đẩy
  • 4 × turbine hơi nước Parsons dẫn động trực tiếp;
  • 18 × nồi hơi ống nước Babcock & Wilcox/Yarrow;
  • 4 × trục;
  • công suất 24.500 shp (18.300 kW)
Tốc độ 21 hải lý trên giờ (39 km/h)
Tầm xa 4.690 nmi (8.690 km; 5.400 mi) ở tốc độ 10 hải lý trên giờ (19 km/h)
Thủy thủ đoàn tối đa 756
Vũ khí
Bọc giáp
  • đai giáp chính: 7–10 in (180–250 mm);
  • sàn tàu: 0,75–3 in (19–76 mm);
  • tháp pháo: 11 in (280 mm);
  • bệ tháp pháo: 5–9 in (130–230 mm);
  • tháp chỉ huy: 8–11 in (200–280 mm)

HMS St. Vincent là chiếc dẫn đầu của lớp thiết giáp hạm dreadnought mang tên nó của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc.

St. Vincent được đưa ra hoạt động vào ngày 3 tháng 5 năm 1910 như là soái hạm thứ hai của Đội thiết giáp hạm 1 thuộc Hạm đội Nhà tại Portsmouth. Nó được đặt dưới quyền chỉ huy của Đại tá Hải quân Douglas R. L. Nicholson và là soái hạm của Chuẩn đô đốc Richard H. Peirse nhân cuộc duyệt binh hải quân tại Spithead vào ngày 24 tháng 6 năm 1911.

Đến tháng 4 năm 1914, nó trở thành soái hạm thứ hai của Hải đội Chiến trận 1 trực thuộc Hạm đội Nhà, nơi nó ở lại cho đến tháng 11 năm 1915, khi nó trở thành một tàu riêng. St. Vincent nằm trong thành phần Đội 5 của hạm đội chiến trận Anh trong trận Jutland, đứng thứ 20 trong hàng chiến trận, và đã đối đầu với một thiết giáp hạm Đức được tin là một chiếc thuộc lớp König.

Vào tháng 6 năm 1916, St. Vincent được chuyển sang Hải đội Chiến trận 4. Đến tháng 3 năm 1919, nó được rút về lực lượng dự bị và trở thành một tàu huấn luyện tác xạ, tiếp tục phục vụ trong vai trò này cho đến khi bị đưa vào danh sách loại bỏ vào tháng 3 năm 1921. St. Vincent bị bán để tháo dỡ vào năm 1921.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Dittmar, F.J.; Colledge, J.J. (1972). British Warships 1914-1919. London: Ian Allan. ISBN 0-7110-0380-7.