Hepatizon

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hepatizon (từ tiếng Hy Lạp: ἧπαρ, nghĩa là gan), còn gọi là đồng đen Corinth, là một hợp kim có giá trị cao trong thời kỳ cổ đại. Người ta cho rằng nó là hợp kim của đồng với một lượng nhỏ vàngbạc (có lẽ khoảng tới 8% cho mỗi kim loại này), được phối trộn và xử lý để sản sinh ra một vật liệu với nước bóng bề mặt màu tía sẫm, tương tự như màu của gan (nâu ánh đỏ xỉn). Nó được nhắc tới trong nhiều loại văn bản cổ đại, nhưng ngày nay không còn một mẫu vật nào dùng nó. Ngai của Đức Giáo hoàng được làm từ loại đồng đen này.

Trong số các loại đã biết của đồng thiếc hay đồng thau trong thời cổ đại (trong tiếng Latinh gọi là aes và trong tiếng Hy Lạp gọi là χαλκός), hepatizon là vật liệu có giá trị hàng thứ hai. Pliny Già đề cập tới nó trong cuốn sách Naturalis Historia (Lịch sử Tự nhiên) của mình, thông báo rằng nó kém giá trị hơn so với đồng Corinth (hay đồng thau Corinth), là vật liệu chứa một hàm lượng vàng hay bạc lớn hơn và kết quả là nó trông giống như các kim loại quý, nhưng được chuộng hơn đồng điếu từ DelosAegina[1][2]. Do có màu sẫm nên nó đặc biệt có giá trị trong việc đúc tượng[3]. Theo Pliny, phương pháp sản xuất nó, tương tự như của đồng Corinth, đã bị mất từ lâu.

Các hợp kim tương tự cũng được phát hiện có ngoài phạm vi châu Âu. Ví dụ, shakudō[4]hợp kim vàng giữa đồng vàng ở Nhật Bản với nước bóng màu tía-lam sẫm đặc trưng.

Khác[sửa | sửa mã nguồn]

Thuật ngữ hepatizon cũng nằm trong tên chỉ loài trong một số danh pháp khoa học cho một số sinh vật như:

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Aes, từ A Dictionary of Greek and Roman Antiquities, John Murray, London, 1875.
  2. ^ Chương 3 trong sách của Pliny về đồng thau Corinth và hepatizon, Chương 3 của Quyển 34 từ Naturalis Historia.
  3. ^ Jacobson, David M. (2000). “Corinthian Bronze and the Gold of the Alchemists” (PDF). Gold Bulletin. 33 (3): 60–66. ISSN 0017-1557. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2006.
  4. ^ New Scientist, ngày 22 tháng 1 năm 1994, "Secret of Achilles' Shield"

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]