Bước tới nội dung

Hiệp định đình chiến Triều Tiên

Hiệp định đình chiến Triều Tiên
{{{image_alt}}}
Đại biểu của cả hai bên tham chiến ký Thỏa thuận đình chiến Triều Tiên tại Bàn Môn Điếm, đánh dấu sự khởi đầu của lệnh ngừng bắn vẫn còn tồn tại đến nay giữa hai miền Triều Tiên
Loại hiệp ướcĐình chiến
Ngày kí27 thán 7 năm 1953
Nơi kíBàn Môn Điếm, Triều Tiên
Bên kí
Bên tham gia
Ngôn ngữTiếng Anh, tiếng Triều Tiên, tiếng Trung Quốc

Hiệp định đình chiến Triều Tiên (tiếng Triều Tiên: 한국정전협정 / 조선정전협정; tiếng Trung: 韓國停戰協定 / 朝鮮停戰協定) là một hiệp định đình chiến về chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên. Các bên ký kết bao gồm Trung tướng William Harrison Jr. và Tướng Mark W. Clark của Lục quân Hoa Kỳ đại diện cho Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc (UNC), lãnh tụ Kim Nhật Thành và Tướng Nam Il đại diện cho Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA), và Bành Đức Hoài đại diện cho Chí nguyện quân Nhân dân Trung Quốc (PVA).[1] Hiệp định đình chiến được ký kết vào ngày 27 tháng 7 năm 1953, và có mục đích "đảm bảo chấm dứt hoàn toàn các hoạt động thù địch và mọi động thái vũ trang ở Triều Tiên cho đến khi đạt được thỏa thuận hòa bình cuối cùng".[2]

Suốt Hiệp định Genève 1954 ở Thụy Sĩ, Thủ tướng và ngoại trưởng Chu Ân Lai đề nghị nên thiết lập một hiệp ước hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Foster Dulles không chấp nhận nỗ lực đạt được một hiệp ước như vậy. Một giải pháp hòa bình cuối cùng chưa bao giờ đạt được.[3] Hiệp định đình chiến đã thành lập Khu phi quân sự Triều Tiên (DMZ), biên giới mới trên thực tế giữa hai miền, có hiệu lực ngừng bắn, và hoàn tất việc hồi hương tù binh. DMZ chạy gần vĩ tuyến 38 Bắc và đã chia đôi hai miền Triều Tiên kể từ khi hiệp định đình chiến được ký kết năm 1953.

Hàn Quốc chưa bao giờ ký Hiệp định đình chiến Triều Tiên, do Tổng thống Lý Thừa Vãn từ chối chấp nhận thất bại trong việc thống nhất Triều Tiên bằng vũ lực.[4][5] Trung Quốc bình thường hóa quan hệ và ký hiệp ước hòa bình với Hàn Quốc vào năm 1992. Năm 1994, Trung Quốc rút khỏi Ủy ban đình chiến quân sự Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc, để lại Triều Tiên và Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc là những bên duy nhất còn tham gia hiệp định đình chiến.[6][7] Năm 2011, Hàn Quốc tuyên bố Triều Tiên đã vi phạm hiệp định đình chiến 221 lần.[8]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệp định đình chiến bằng tiếng Trung Quốc
Hiệp định đình chiến bằng tiếng Triều Tiên

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Document for July 27th: Armistice Agreement for the Restoration of the South Korean State”. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2012.
  2. ^ “Korean War Armistice Agreement”. FindLaw. Canada and United States: Thomson Reuters. 27 tháng 7 năm 1953. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2014.
  3. ^ “North Korea: Why negotiations can't wait for denuclearisation”. www.afr.com. 9 tháng 2 năm 2018. Lưu trữ bản gốc 15 Tháng hai năm 2018. Truy cập 15 Tháng hai năm 2018.
  4. ^ Kollontai, Ms Pauline; Kim, Professor Sebastian C. H.; Hoyland, Revd Greg (28 tháng 5 năm 2013). Peace and Reconciliation: In Search of Shared Identity (bằng tiếng Anh). Ashgate Publishing, Ltd. tr. 111. ISBN 978-1-4094-7798-3.
  5. ^ Stueck 1995, tr. 214.
  6. ^ “Chinese and South Koreans Formally Establish Relations”. The New York Times. 24 tháng 8 năm 1992.
  7. ^ “China, Backing North Korea, Quits Armistice Commission”. The New York Times. 3 tháng 9 năm 1994.
  8. ^ “N.K. commits 221 provocations since 1953”. The Korea Herald (bằng tiếng Anh). 5 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2020.

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]