Bước tới nội dung

Hiệp ước Latêranô

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Hiệp ước Lateran 1929)

Loạt bài viết về

Lịch sử

Biên niên sử · Mười hai Tông đồ
Phêrô · Phaolô
Đại Ly Giáo
Kháng Cách
Công đồng Vatican II

Đức tin

Một Thiên Chúa · Ba Ngôi
Sự chếtsự phục sinh
Sự trở lại của Chúa Giêsu
Đức Mẹ · Các Thánh

Kinh Thánh Giáo luật

Cựu Ước · Tân Ước
Bộ Giáo luật

Nghi lễ và Phụng vụ

Nghi lễ Latinh · Nghi lễ Rôma
Năm phụng vụ · Giờ kinh phụng vụ
Bảy bí tích · Cầu nguyện

Tổ chức Giáo hội

"Duy nhất, Thánh thiện,
Công giáo và Tông truyền"

Tòa Thánh · Giáo hoàng
Giáo phận · Giám mục
Giáo xứ · Linh mục

Văn hóa và Nghệ thuật

Thánh ca · A cappella
Romanesque · Gothic
Phục Hưng · Baroque

Thành quốc Vatican

Giáo triều Rôma
Hiệp ước Latêranô
Giáo hoàng Phanxicô

Chủ đề Giáo hội Công giáo Rôma
Hiệp ước Lateran
Các phái đoàn của Vatican và Ý trước khi ký hiệp ước
Loại hiệp ướcHiệp ước Bilateral
Hoàn cảnhThành lập Nhà nước giáo hoàng trên Bán đảo Ý
Ngày kí11 tháng 2 năm 1929 (1929-02-11)[1]
Nơi kíRome, Italy
Ngày đưa vào hiệu lực7 tháng 6 năm 1929
Điều kiệnPhê chuẩn bởi Tòa thánh và Vương quốc Ý
Bên kí  Thành Vatican
 Vương quốc Ý
Ngôn ngữtiếng Ý

Hiệp ước Latêranô (Lateran) (tiếng Ý: Patti Lateranensi; tiếng Latinh: Pacta Lateranensia; tiếng Anh: Lateran Treaty) là tập hợp các thỏa thuận giữa Vương quốc Ý dưới thời Vua Victor Emanuel III và Tòa Thánh dưới thời Giáo hoàng Pius XI để giải quyết các vấn đề liên quan đến của cựu nhà nước Lãnh địa Giáo hoàngNgười tù ở Vatican. Hiệp ước được đặt tên theo Cung điện Lateran, nơi chúng được ký kết vào ngày 11/02/1929,[1] và Quốc hội Ý phê chuẩn hiệp ước vào ngày 07/06/1929. Hiệp ước công nhận Thành Vatican là một quốc gia độc lập dưới chủ quyền của Tòa Thánh. Chính phủ Ý cũng đồng ý bồi thường tài chính cho Giáo hội Công giáo vì sự mất mát của Lãnh địa Giáo hoàng trong quá trình nước Ý thống nhất dưới quyền lực của Nhà Savoy.[2] Năm 1948, Hiệp ước Lateran được công nhận trong Hiến pháp của Ý là điều chỉnh các mối quan hệ giữa nhà nước và Giáo hội Công giáo.[3]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Có những tranh chấp lẫn nhượng bộ về vấn đề Roma bắt đầu vào năm 1926 giữa chính phủ Ý và Tòa Thánh. Vào năm 1929 nó lên đến đỉnh điểm khi ba thỏa thuận được coi là nội dung chính của hiệp ước Latêranô được ký kết giữa Thủ tướng Benito Mussolini đại diện cho vua Ý là Victor Emmanuel IIIHồng y tổng trưởng Pietro Gasparri đại diện cho Giáo hoàng Piô XI tại Latêranô.

Những thỏa thuận bao gồm một hiệp ước chính trị để tạo ra Thành Vatican và bảo đảm quyền tối cao đầy đủ và độc lập của Tòa Thánh trong phần lãnh thổ này. Giáo hoàng trung lập vĩnh viễn trong những quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, Tòa Thánh từ lâu vốn đã có sự độc lập với bất kỳ sức mạnh chính trị nào vì có được quyền hạn tinh thần và do đó, họ đã từng từ chối chấp nhận sự giải quyết được đề xuất vào năm 1871. Giáo ước còn quy định Công giáo là quốc giáo của Ý và thêm một hiệp định ưu đãi tài chính.

Để kỷ niệm thành công của sự thỏa thuận, tại Vatican ngày nay có con đường Via della Conciliazione (Con đường Hòa giải) mang tính chất tượng trưng nối kết Thành Vatican với trung tâm thủ đô Rôma.

Hiệp ước Latêranô cũng được sáp nhập vào Hiến pháp Cộng hòa Ý vào năm 1947. Đến năm 1984, những thỏa thuận khác được ký để xét lại hiệp ước này, theo đó, nước Ý chính thức không tiếp tục có những ưu đãi với Giáo hội.

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệp ước Latêranô gồm ba nội dung chính:

  1. Một hiệp ước chính trị công nhận quyền tối cao đầy đủ thuộc về Tòa Thánh ngay trong Thành Vatican được thiết lập.
  2. Một giáo ước điều chỉnh địa vị của Giáo hội Công giáo ở nước Ý.
  3. Một hiệp ước ưu đãi tài chính đối với Tòa Thánh như là một sự giải quyết cho những nhượng bộ về lãnh thổ của Tòa Thánh.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Vatican City turns 91”. Vatican News. 11 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2021. The world's smallest sovereign state was born on February 11, 1929, with the signing of the Lateran Treaty between the Holy See and the Kingdom of Italy
  2. ^ A History of Western Society . Bedford/St. Martin's. 2010. tr. 900.
  3. ^ Constitution of Italy, article 7.