Hoàng Xuân Tửu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hoàng Xuân Tửu
Chức vụ
Nhiệm kỳ1974 – 1975
Tiền nhiệmPhạm Như Phiên (Phó Chủ tịch thứ hai)
Kế nhiệmCuối cùng (Sài Gòn thất thủ, chức vụ bãi bỏ)
Thông tin chung
Sinh(1928-05-05)5 tháng 5, 1928[1][2]
Quảng Trị, Liên bang Đông Dương [1][2]
MấtTháng 9 năm 1980[3]
Nhà tù Nam Hà, tỉnh Hà Nam Ninh, Việt Nam[3]
Đảng chính trịĐại Việt Quốc dân Đảng[3][4]

Hoàng Xuân Tửu (ngày 5 tháng 5 năm 1928[1][2]Tháng 9 năm 1980[3]) là chính khách Việt Nam Cộng hòa, nguyên Phó Chủ tịch Thượng nghị viện Việt Nam Cộng hòa.[3][5]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng Xuân Tửu chào đời tại tỉnh Quảng Trị, Liên bang Đông Dương vào ngày 5 tháng 5 năm 1928.[1][2]

Năm 1944, ông gia nhập Đại Việt Quốc dân Đảng tham gia đấu tranh chống thực dân Pháp giành độc lập cho Việt Nam.[4] Năm 1946, ông lãnh đạo phong trào chống đối cộng sản ở Quảng Trị.[4] Năm 1955, ông xa lánh chính quyền Ngô Đình Diệm và tự lập căn cứ ở Ba Lòng, Quảng Trị để chống lại chế độ độc tài của ông Diệm.[4] Ít lâu sau, ông bị tòa án thân chính phủ kết án 6 năm tù khổ sai vào năm 1956.[4]

Tháng 8 năm 1969, ông đã tổ chức thành công một cuộc họp báo tại Tokyo trước khi kết thúc chuyến công du hữu nghị tới Pháp, Ý, Vương quốc Liên hiệp Anh, Bỉ, Mỹ, Trung Hoa Dân QuốcNhật Bản.[4] Từ năm 1964 đến năm 1965, ông giữ chức Tỉnh trưởng Quảng Trị,[1][2][4] sau ra làm dân biểu Quốc hội Lập hiến từ năm 1966 đến năm 1967,[1][2][4] Thượng nghị sĩ từ năm 1967 đến năm 1973,[1][2] Phó Chủ tịch Thượng viện nghị từ năm 1974 đến năm 1975,[3][5] đây cũng là nhiệm kỳ cuối cùng trong sự nghiệp chính trị của đời ông.[5]

Từ sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, Hoàng Xuân Tửu bị nhà cầm quyền cộng sản đưa đi cải tạo tập trung và chết tại nhà tù Nam Hà tỉnh Hà Nam Ninh vào tháng 9 năm 1980.[3]

Đời tư[sửa | sửa mã nguồn]

Ông đã lập gia đình và có tới mười hai người con.[1][2]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h Who's who in Vietnam 1972. Vietnam Press Agency. 1972. tr. 479. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2023.(tiếng Anh)
  2. ^ a b c d e f g h Who's who in Vietnam 1974 (PDF). Vietnam Press Agency. 1974. tr. 903. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2023.(tiếng Anh)
  3. ^ a b c d e f g Nguyen Van Canh (1983). Vietnam Under Communism, 1975–1982. Nhà xuất bản Viện Hoover. tr. 284. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2023.(tiếng Anh)
  4. ^ a b c d e f g h World Free Peoples: Biographical, Monographical. Liviu Mireanu. 1969. tr. 34A. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2023.(tiếng Anh)
  5. ^ a b c “Ái Hữu Bình Thuận Văn Nghệ Cứu Trợ 1 Ca Sĩ Đồng Hương”. vietbao.com. 7 tháng 3 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2023. Oâng Hoàng Xuân Định (em ruột của cố Thượng Nghị Sĩ Hoàng Xuân Tửu, Phó Chủ Tịch Thượng Nghị Viện Sài Gòn, đã bị chết trong ngục tù của Cộng Sản tại miền bắc sau năm 1975) đã đọc diễn văn khai mạc và cho biết rằng trong mọi hoàn cảnh, trong bất kỳ nỗi khốn khó nào, người dân Quảng Trị vẫn nêu cao tinh thần yêu nước, đùm bọc tương trơ lẫn nhau và nhất là đoàn kết.
Chức vụ hội đồng
Tiền vị:
Phạm Như Phiên (Phó Chủ tịch thứ hai)
Phó Chủ tịch Thượng nghị viện Việt Nam Cộng hòa
1974 – 1975
Cuối cùng
Nguyên nhân:Sài Gòn thất thủ, chức vụ bãi bỏ