Hoài An Đại quân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hoài An Đại quân
회안대군
Thông tin chung
Sinh2 tháng 7, 1364
Toàn Châu, Cao Ly
Mất10 Tháng 4, 1421
Thố San, Triều Tiên
Phối ngẫu4 Phu nhân:
Tam Hàn Quốc Đại phu nhân họ Mẫn ở Ly Hưng
Tam Hàn Quốc Đại phu nhân họ Hàn ở Mật Dương
Kim Lăng Phủ phu nhân họ Cẩm ở Kim Phổ
Phác thị
1 Tiểu thiếp
Hậu duệ4 nam, 6 nữ
Xem văn bản
Tên đầy đủ
Lý Phương Cán
Thụy hiệu
Lương Hi
Hoàng tộcNhà Triều Tiên
Thân phụTriều Tiên Thái Tổ
Thân mẫuThần Ý Vương hậu

Hoài An Đại quân (懷安大君; 2 tháng 7, 1364 - 10 tháng 4, 1421) là một văn thần thời kỳ cuối Cao Ly, vương tộc nhà Triều Tiên thời khai quốc. Vương tứ tử của Triều Tiên Thái Tổ, tên thật Phương Cán (芳幹), thụy hiệu Lương Hi (良僖), hiệu Vương Ngưu đường (忘牛堂).[1] Mẹ là Thần Ý Vương hậu An Biên Hàn thị (. Lập chính thất là Tam Hàn Quốc Đại phu nhân (三韓國大夫人) Ly Hưng Mẫn thị (驪興 閔氏), con gái của Tặng (贈) Môn hạ Tán Phủ sự (門下贊成事) Mẫn Toàn (閔璿)

Trong cuộc chiến tranh giành vương vị giữa các vương tử lần thứ nhất, 1398, sử gọi là Mậu Dần Tĩnh xã (戊寅靖社), ông đứng về phe Tĩnh An quân Lý Phương Viễn (sau là Triều Tiên Thái Tông), nhưng một số ghi chép cho biết rằng giữa ông và Tĩnh An quân đã có những xung đột mâu thuẫn nhỏ và Tĩnh An quân đã tìm cách để trừ khử Hoài An quân. Một lần khác trong cuộc chiến tranh giành vương vị lần hai, giữa Hoài An quân Phương Cán và Tĩnh An quân Phương Viễn, sử gọi là Canh Thìn Tĩnh xã (庚辰靖社), ông bị đánh bại và bị đày đến Thố San (兎山).

Cuộc sống[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc sống ban đầu[sửa | sửa mã nguồn]

2 Tháng 7, 1364, tại phường Gui-dong, bộ Hamheung, tỉnh Hamgyeong, Lý Thành QuếPhu nhân Hàn thị hạ sinh người con trai thứ tư, đặt tên Phương Cán (芳幹). Cao Ly Cung Nhượng Vương năm thứ 4, 1392, Lý Thành Quế lật đổ Cung Nhượng Vương và lên ngôi lấy hiệu Thái Tổ, ông nhận tước hiệu Mã Hàn Công (馬韓公).

25 Tháng 8, Triều Tiên Thái Tổ Nguyên niên, 1392, tất cả các nhi tử của Thái Tổ đều được phong tước quân (君), ông được phong Hoài An quân (懷安君).[2] Tháng 8, 1398, ông ủng hộ Tĩnh An quân Phương Cán lập chính biến giết Trịnh Đạo Truyền, ép Thái Tổ nhượng ngôi lên làm Thái Thượng vương, nhưng sau đó lại tỏ ý không muốn lên ngôi nên đưa anh trai là Phương Quả lên làm vương, tức Triều Tiên Định Tông, sử gọi là Mậu Dần Tĩnh xã (戊寅靖社).

Canh Thìn Tĩnh xã (庚辰靖社)[sửa | sửa mã nguồn]

Định Tông tính tình vốn thận trọng, hào phóng, đôn hậu hiền lương, không gây thù trút oán với ai nên không có kẻ thù, tuy nhiên, Hoài An quân và Tĩnh An quân cả hai lại đều có tham vọng đối với ngôi báu, nên từ đồng mình trong cuộc Mậu Dần Tĩnh xã trước đó họ trở thành kẻ thù của nhau để tranh giành danh hiệu Trữ quân để kế thừa ngai vàng, 1400, họ chính thức xung đột vũ trang với nhau và Hoài An quân bị đánh bại, ông rút lui về Hàm Dương, tại đây ông cùng con trai bị bắt. Mọi phe cánh của ông đều bị xử tử hoặc bị đày cùng ông. Tại thời điểm này, Tĩnh An quân cố tìm mọi cách để thoát tội điều binh nội chiến để an toàn giữ danh hiệu Trữ quân vì các đại thần lúc này đều chỉ trích hành động của ông. 

Lưu đày và cái chết[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi bị đánh bại bởi Tĩnh An quân, ông bị đày đến Thố San.

Ông mất ngày 10 tháng 4 năm 1421 (Thế Tông Đại vương năm thứ 3)

Gia quyến[sửa | sửa mã nguồn]

Trong văn hóa đại chúng[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 회안대군 묘 (전라북도 전주시 덕진구 금상동 - 유형문화재 제123호)
  2. ^ 조선왕조실록 태조실록 【태백산사고본】 1책 1권 51장, 【영인본】 1책 26면
  3. ^ 태종 34권, 17년(1417 정유 / 명 영락(永樂) 15년) 8월 8일(신묘) 1번째기사, 환자 정사징을 베다