Bước tới nội dung

Hạ Cơ (Tần Hiếu Văn vương)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hạ Thái hậu
夏太后
Tần Trang Tương vương sinh mẫu
Vương thái hậu nước Tần
Tại vị251 TCN - 240 TCN
Tiền nhiệmTuyên Thái hậu
Kế nhiệmĐế Thái hậu
Thông tin chung
Sinh?
Nước Hạ
Mất240 TCN
Đỗ Nguyên Đông, nước Tần
Phối ngẫuTần Hiếu Văn vương
Hậu duệTần Trang Tương vương

Hạ Cơ (chữ Hán: 夏姬; khoảng 300 TCN - 240 TCN) là một phi tần của Tần Hiếu Văn vương Doanh Trụ, mẹ đẻ của Tần Trang Tương vương Doanh Dị Nhân và bà nội ruột của Tần vương Chính, tức Tần Thủy Hoàng sau này.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Sử sách không ghi tên, chỉ biết bà là người Hạ nên gọi [Hạ Cơ; 夏姬]. Bà gả cho Tần Hiếu Văn vương khi ông chưa phải Thái tử mà còn giữ tước An Quốc quân.

Năm 281 TCN, bà sinh Doanh Dị Nhân (sau là Tần Trang Tương vương). An Quốc quân nhiều con, lại sủng ái chính thất Hoa Dương phu nhân nên mẹ con bà bị ghẻ lạnh.

Năm 265 TCN, Chiêu Tương vương lập An Quốc quân làm Thái tử. Dị Nhân bị gửi sang Tần làm con tin, sau được Lã Bất Vi nói tốt trước Hoa Dương, khuyên nhận làm con thừa tự[1]. Hoa Dương không con, lập tức xin Thái tử ân chuẩn. Từ đó Dị Nhân trở thành thích tự của Hoa Dương[2], đổi tên [Tử Sở; 子楚][3][4].

Năm 251 TCN, Chiêu Tương vương băng. Doanh Trụ lên ngôi, tức Tần Hiếu Văn vương, lập Hoa Dương làm Vương hậu, Tử Sở làm Thái tử. 3 ngày sau Hiếu Văn Vương băng. Tử Sở kế vị, tức Tần Trang Tương vương, tôn Hoa Dương làm Vương thái hậu, đồng thời mẹ đẻ Hạ Cơ làm Hạ Thái hậu[5]. Ở nước Tần, đây là trường hợp duy nhất có hai Vương thái hậu đồng tại vị.

Năm 247 TCN, Trang Tương vương băng. Cháu nội Hạ Thái hậu là Doanh Chính nối ngôi. Khi này chưa có danh xưng cụ thể cho Tổ mẫu của vua, nên bà và Hoa Dương vẫn gọi là Thái hậu. Năm 240 TCN, Hạ Thái hậu mất. Bà được chôn ở Đỗ Nguyên Đông (杜原东), vì khi này Hiếu Văn vương chôn ở Thọ Lăng (Hạ Thái hậu không phải chính thất nên không được hợp táng[6][7]), Trang Tương vương ở Chỉ Dương, bà di nguyện "nhìn hướng Đông có thể thấy được nhi tử, nhìn hướng Tây có thể thấy được trượng phu của ta"[8][9].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 《史记·卷八十五·吕不韦列传·第二十五》:华阳夫人无子。安国君中男名子楚,子楚母曰夏姬,毋爱。子楚为秦质子於赵。秦数攻赵,赵不甚礼子楚。子楚,秦诸庶孽孙,质於诸侯,车乘进用不饶,居处困,不得意。
  2. ^ Thích tự (適嗣), theo tông pháp là "con trai của vợ cả", ở đây ý nói Dị Nhân sẽ được biết là con của Hoa Dương, không còn là con của Hạ Cơ nữa.
  3. ^ 《戰國策.秦策》:異人至,不韋使楚服而見。王后悅其狀,高其知,曰:「吾楚人也。」而自子之,乃變其名曰楚。
  4. ^ 《史記·卷八十五·呂不韋列傳》: 華陽夫人以為然,承太子閒,從容言子楚質於趙者絕賢,來往者皆稱譽之。乃因涕泣曰:「妾幸得充後宮,不幸無子,願得子楚立以為適嗣,以讬妾身。」安國君許之,乃與夫人刻玉符,約以為適嗣。安國君及夫人因厚餽遺子楚,而請呂不韋傅之,子楚以此名譽益盛於諸侯。
  5. ^ 《史記·卷八十五·呂不韋列傳》:秦王立一年,薨,謚為孝文王。太子子楚代立,是為莊襄王。莊襄王所母華陽後為華陽太后,真母夏姬尊以為夏太后
  6. ^ 《史記·秦始皇本紀第六》:十七年,內史騰攻韓,得韓王安,盡納其地,以其地為郡,命曰潁川。地動。華陽太后卒。民大饑。-北京:中華書局(2008:232)
  7. ^ 史記.呂不韋列傳第廿五》:始皇七年,莊襄王母夏太后薨。孝文王后曰華陽太后,與孝文王會葬壽陵。-北京:中華書局(2008:2511)
  8. ^ 史記·卷八十五·呂不韋列傳》:安國君中男名子楚,子楚母曰夏姬,毋愛…太子子楚代立,是為莊襄王。莊襄王所母華陽後為華陽太后,真母夏姬尊以為夏太后…始皇七年,莊襄王母夏太后薨。孝文王后曰華陽太后,與孝文王會葬壽陵。夏太后子莊襄王葬芷陽,故夏太后獨別葬杜東,曰:“東望吾子,西望吾夫。後百年,旁當有萬家邑。”
  9. ^ 华商报 (ngày 15 tháng 8 năm 2006). “秦始皇祖母陵渐露真容”. 网易. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2012.