Họ Cá cát

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Họ Cá cát
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Uranoscopiformes
Họ (familia)Ammodytidae
Bonaparte, 1832
Các chi[1]
Xem bài.

Họ Cá cát[2] (danh pháp khoa học: Ammodytidae) là một họ cá biển, theo truyền thống xếp trong phân bộ Trachinoidei của bộ Cá vược (Perciformes),[1] nhưng các kết quả nghiên cứu phát sinh chủng loài gần đây cho thấy tốt nhất nên tách nó cùng một số họ khác, bao gồm Uranoscopidae, Cheimarrichthyidae (= Cheimarrhichthyidae) và Pinguipedidae, thành một bộ riêng có danh pháp là Uranoscopiformes.[3]

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Tên khoa học của họ cũng như của chi điển hình (Ammodytes) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp άμμος (ámmos) nghĩa là cát, và δύτης (dýtis) nghĩa là thợ lặn), để nói tới tập tính vùi mình trong cát để tránh các dòng thủy triều của chúng.

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Các loài cá trong họ này nhỏ, thuôn dài, chiều dài từ 6,1 cm (Ammodytoides praematura) tới 40 cm (Hyperoplus lanceolatus), vảy nhỏ hình xycloit. Vây lưng dài, thường kéo dài gần như toàn bộ chiều dài lưng, tia mềm 40-69. Tia mềm vây hậu môn 14-36. Không có tia gai ở vây lưng và vây hậu môn. Thường không có vây ngực, ngoại trừ ở các chi BleekeriaProtammodytes. Vây đuôi chẻ. Đường bên cao, chạy dọc theo phần gần sống lưng, không phát triển bong bóng, không răng. Tia xương nắp mang 7. Màng mang tách biệt. Đốt sống 52-78.[1]

Phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

Cá cát thường xuyên được các ngư dân bắt gặp tại vùng biển Bắc Thái Bình Dương và Bắc Đại Tây Dương, nhưng cũng được tìm thấy trong các vùng biển khắp thế giới, như ở Bắc Băng Dương (Ammodytes hexapterus) và Ấn Độ Dương (Ammodytoides xanthops, Protammodytes ventrolineatus và một số loài Bleekeria). Sinh sống trong môi trường đáy khi trưởng thành.

Thức ăn chủ yếu của cá cát non và trưởng thành là động vật chân kiếm (Copepoda). Các dạng ấu trùng của cá cát có lẽ là phổ biến nhất trong số các loại ấu trùng cá trong các khu vực như tây bắc Đại Tây Dương và là nguồn thức ăn chính đối với cá tuyết, cá hồi, cá voi[4] và các loài động vật biển quan trọng về mặt thương mại khác. Cá cát trưởng thành được đánh bắt ở quy mô thương mại tại một số khu vực (chủ yếu ở châu Âu), dẫn tới sự cạnh tranh trực tiếp của con người với các loài chim lặn như hải âu cổ rụt, anca, nhàncốc.

Một số loài là cá biển nông sinh sống ở vùng duyên hải và việc đào cát bắt cá cát làm mồi câu từng là trò giải trí phổ biến ở vùng duyên hải châu Âu và Bắc Mỹ. Những loài còn lại là cá biển sâu, với một số loài mới được mô tả gần đây và phần lớn trong số này không có tên gọi thông thường. Cá cát có các cử động của mắt độc lập, tương tự như ở tắc kè hoa.[5]

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Họ này bao gồm 7 chi với 31 loài đã biết.[1]

Thư viện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Niên biểu[sửa | sửa mã nguồn]

QuaternaryNeogenePaleogeneHolocenePleist.Plio.MioceneOligoceneEocenePaleoceneHyperoplusAmmodytesQuaternaryNeogenePaleogeneHolocenePleist.Plio.MioceneOligoceneEocenePaleocene

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Cá cát có tên gọi trong tiếng Anh là sand lance / sand launce (nghĩa đen: cá giáo/thương cát) hay sand eel (cá chình cát),[6][7], tất cả đều nói tới thân hình thon dài và mõm nhọn của các loài cá trong họ này. Tên gọi sand lance được vay mượn để đặt cho hai tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ:

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Sepkoski, Jack (2002). “A compendium of fossil marine animal genera”. Bulletins of American Paleontology. 364: 560. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2011.
  • Sand Lance profile at Fisheries and Oceans Canada.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Dữ liệu liên quan tới Ammodytidae tại Wikispecies
  • Tư liệu liên quan tới Ammodytidae tại Wikimedia Commons
  1. ^ a b c d Chủ biên Ranier Froese và Daniel Pauly. (2019). "Ammodytidae" trên FishBase. Phiên bản tháng 4 năm 2019.
  2. ^ Nguyễn Phi Uy Vũ, Hồ Bá Đỉnh, Lê Thị Thu Thảo, Trần Thị Hồng Hoa và Võ Văn Quang, 2007. Thành phần loài cá thường gặp của một số nghề khai thác cá đáy và gần đáy vùng biển ven bờ tỉnh Khánh Hòa. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Quốc gia "Biển Đông-2007", Nha Trang. Tr. 445-458.
  3. ^ Betancur-R R., E. Wiley, N. Bailly, A. Acero, M. Miya, G. Lecointre, G. Ortí. 2017. Phylogenetic Classification of Bony Fishes – Phiên bản 4, 2017. BMC Evolutionary Biology BMC series – open, inclusive and trusted 2017 17:162. doi:10.1186/s12862-017-0958-3
  4. ^ “Do Whales Have Culture? Humpbacks Pass on Behavior”. News.nationalgeographic.com. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2013.
  5. ^ Cử động mắt độc lập trên biologists.org (tiếng Anh).
  6. ^ DeKay J. E., 1842. Zoology of NewYork - Ammodytes americanus
  7. ^ Bigelow, H. B.; Schroeder, W. C. (1953). “Sand launce Ammodytes americanus De Kay 1942, in Fishes of the Gulf of Maine, Fishery Bulletin 74”. Fishery Bulletin of the Fish and Wildlife Service. 53.