Họ Hương thiến

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Họ Hương thiến
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Lamiales
Họ (familia)Carlemanniaceae
Airy Shaw, 1964
Chi điển hình
Carlemannia
Benth., 1853
Các chi

Họ Hương thiến (danh pháp khoa học: Carlemanniaceae) là một họ nhỏ trong thực vật có hoa, chứa khoảng 5 loài cây thân thảo và cây bụi nhỏ sống lâu năm trong 2 chi[1], tại vùng nhiệt đới Đông ÁĐông Nam Á, chủ yếu tại sườn nam dãy núi Himalaya và phía tây và nam cao nguyên Vân Nam[2][3]. Các phân loại cũ hơn đặt 2 chi này (CarlemanniaSilvianthus) trong họ Kim ngân (Caprifoliaceae)[4] hay họ Thiến thảo (Rubiaceae)[5]. Phân loại năm 2003 của Angiosperm Phylogeny Group đặt nhóm này trong bộ Hoa môi (Lamiales), như là một họ có quan hệ gần với họ Ô liu (Oleaceae)[6] hơn là với họ Caprifoliaceae.

Đặc trưng[sửa | sửa mã nguồn]

Lá mọc đối, mép lá có khía răng cưa. Thiếu lá kèm nhưng các cuống lá đối diện được nối với nhau bằng một đường nổi dọc theo thân cây. Các đốt hơi phồng. Hoa mọc thành cụm dạng xim ở đầu cành hay nách lá. Hoa lưỡng tính, 4 hay 5 cánh hoa, 2 nhị và bầu nhụy hạ có 2 lá noãn, chứa nhiều noãn. Quả nang nứt ra khi chín, chứa nhiều (50-100) hạt. Các đặc trưng như giải phẫu thân cây, 2 nhị với các bao phấn chụm, 2 lá noãn chứa nhiều noãn là các đặc trưng loại chúng ra khỏi họ Caprifoliaceae[7]. Các lá có khía răng cưa, thiếu lá kèm, khí khổng với các tế bào phụ trợ biểu bì bao quanh các tế bào bảo vệ biểu bì không khác biệt về hình thái với các tế bào biểu bì khác, không có các tinh thể dạng kim chứa oxalat calci hay cacbonat calci trong một số tế bào chuyên biệt là các đặc trưng loại nó ra khỏi họ Rubiaceae[7].

Các chi[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Watson L. và Dallwitz M.J. (1992 trở đi). Carlemanniaceae Lưu trữ 2021-05-08 tại Wayback Machine trong The families of flowering plants: descriptions, illustrations, identification, and information retrieval. Phiên bản: ngày 10 tháng 4 năm 2009. http://delta-intkey.com Lưu trữ 2007-01-03 tại Wayback Machine
  2. ^ Xue Yang & Shu-Gang Lu, Hua Peng (tháng 11 năm 2007). “First report of chromosome numbers of the Carlemanniaceae (Lamiales)”. Journal of Plant Research. Springer Japan. 120 (6): 707–712. doi:10.1007/s10265-007-0113-0. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ Xue Yang & Shu-Gang Lu, Yi-Ping Zhang, and Hua Peng (tháng 12 năm 2007). “Factors acting on the distribution region of Carlemanniaceae: Rainfall, temperature and the plants' biological characteristics”. Chinese Science Bulletin. Science in China Press, co-published with Springer-Verlag. 52 (Supplement 2): 244–250. doi:10.1007/s11434-007-7017-1. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  4. ^ Caprifoliaceae
  5. ^ efloras.org
  6. ^ Angiosperm Phylogeny Group (2003). An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG II. Botanical Journal of the Linnean Society 141: 399-436 (Có sẵn trực tuyến Toàn văn (html) Lưu trữ 2012-12-05 tại Archive.today | Toàn văn (pdf) Lưu trữ 2022-10-16 tại Wayback Machine)
  7. ^ a b Carlemanniaceae trên website của APG