Isidore-Marie Dumortier

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giám mục
 
Isidore-Marie Dumortier  Đượm
Đại diện Tông Tòa Địa phận Sài Gòn
Giáo hộiCông giáo Rôma
Chức vụ chính yếu
Đại diện Tông tòa Địa phận Sài Gòn
Tổng giáo phậnHạt Đại diện Tông Tòa Tây Đàng Trong
TòaHiệu tòa Lipara
Bổ nhiệmNgày 17 tháng 12 năm 1925
Hết nhiệmNgày 16 tháng 02 năm 1940
Tiền nhiệmChức vị được thiết lập
Victor-Charles Quinton (Đại diện Tông tòa Tây Đàng Trong)
Kế nhiệmJean Cassaigne Sanh
Các chức khácGiám mục Hiệu tòa Lipara
Truyền chức
Thụ phongNgày 27 tháng 5 năm 1893
Tấn phongNgày 25 tháng 03 năm 1926
Thông tin cá nhân
Tên khai sinhDumortier
SinhNgày 6 tháng 4 năm 1869
Halluin, Pháp
MấtNgày 16 tháng 02 năm 1940
Sài Gòn, Nam Kỳ, Việt Nam

Isidore-Marie Dumortier tên Việt Nam là Đượm, M.E.P., là một nhà truyền giáo và giám mục người Pháp hiệu tòa Lipara. Ông là đại diện tông tòa của Địa phận Địa phận Tây Đàng Trong từ 1925 - 1940.

Năm 1925, ông cho in Sách Lề Luật Nhà Dòng Chị Em Mến Thánh Giá, tại Tân Định. Sách Luật này có nhiều điều khác với những luật trước và có một số điểm được canh tân cho phù hợp với bối cảnh hiện tại. Việc khổ chế và đánh tội thì nhẹ nhàng hơn. Việc giáo dục các thiếu nữ lương cũng như giáo là bổn phận chính theo sự chỉ định của Đức Cha Lambert, nơi nào không dạy học, thì các chị coi sóc những thiếu niên. Để được khấn dòng, ứng sinh phải qua thời gian Thử và Tập Viện theo sự chỉ dẫn của Giáo Luật năm 1917[1].

Ngày 13 tháng 10 năm 1926, ông mua thửa đất của Ông mười Ngô Châu Liên (mua lại của người Kơho, tên là K’Brai) làm cơ sở truyền giáo Thượng đầu tiên cho vùng Di Linh (Lâm Đồng)[2].

Năm 1933, dưới thời cai quản của ông, địa phận Tây Đàng Trong có 30 thừa sai Pháp, 106 linh mục Việt, 10 cha dòng, 69 sư huynh, 18 nữ đan sĩ Cátminh, 810 nữ tu, 37 thày giảng, 281 thánh đường và nguyện đường, 60 đại chủng sinh, 180 tiểu chủng sinh, 99.743 giáo dân[3].

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “350 NĂM THÀNH LẬP DÒNG MẾN THÁNH GIÁ”. Giáo phận Buôn Ma Thuột. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2022.
  2. ^ “40 năm thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam” (PDF). Định hướng tùng thư (2000). Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2022.
  3. ^ Lm. Bùi Đức Sinh OP. “Lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam”. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2022.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]