Bước tới nội dung

Kênh Tàu Hủ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kênh Tàu Hủ
Kênh Tàu Hủ với chợ hoa Bến Bình Đông nhìn từ cầu Chà Và
Vị trí
Quốc giaViệt Nam
TỉnhThành phố Hồ Chí Minh
Đặc điểm địa lý
Độ dài6 km

Kênh Tàu Hủ là con kênh chảy qua nội đô Thành phố Hồ Chí Minh.[1]

Kênh này dài khoảng 6 km, từ nơi giao với kênh Bến Nghé, kênh Tẻ, kênh Đôi đến kênh Lò Gốmkênh Ruột Ngựa. Kênh là ranh giới Quận 5, Quận 6 (phía bắc kênh) và Quận 8 (phía nam kênh), có đại lộ Võ Văn Kiệt chạy dọc theo bờ bắc.[2] Con kênh là một phần của kênh Bến Nghé .

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ tỉnh Gia Định năm 1815 do Trần Văn Học vẽ (có chú thích các địa danh) thể hiện sông An Thông
Bản đồ tỉnh Gia Định năm 1815 do Trần Văn Học vẽ (có chú thích các địa danh) thể hiện sông An Thông

Kênh Tàu Hủ là một trong những kênh rạch có lịch sử lâu đời nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh, là tuyến đường thủy huyết mạch nối Sài GònGia Định với miền Tây Nam Bộ xưa. Theo Gia Định thành thông chí, kênh Tàu Hủ xưa có tên là sông An Thông (An Thông hà), tục gọi là sông Sài Gòn nằm về phía tây nam của trấn Phiên An. Năm 1819 (niên hiệu Gia Long thứ 18), nhà vua cho đào đoạn sông mới nối thẳng từ cầu Thị Thông (Bà Thuồng) đến sông Mã Trường (tương ứng với đoạn kênh từ đường Hải Thượng Lãn Ông đến kênh Ruột Ngựa ngày nay)[3][4]. Đến thời Pháp thuộc, kênh Tàu Hủ và kênh Bến Nghé được người Pháp gọi chung là Arroyo Chinois (tức Kinh người Tàu).[5][6]

Cầu bắc qua kênh

[sửa | sửa mã nguồn]

Các cây cầu bắc qua kênh (theo thứ tự từ hướng trung tâm thành phố) bao gồm: cầu Chữ Y, cầu Nguyễn Tri Phương, cầu Chà Và.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Sống lại những dòng kênh”. Báo điện tử Sài Gòn Giải phóng. 28 tháng 3 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2022.
  2. ^ “Bản đồ thành phố”. Cổng thông tin điện tử Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2022.
  3. ^ Trịnh Hoài Đức (1972). Gia Định thành thông chí (Tập thượng – Quyển I và II). Nha Văn hóa – Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa. tr. 42.
  4. ^ “Sông Bến Nghé trên cửu đỉnh triều Nguyễn là sông nào?”. Báo Thanh Niên. 25 tháng 7 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2022.
  5. ^ “Bến Bình Đông: Từ bến hoa Tết đến 'điểm hẹn' đầu tư mới”. Báo điện tử VnExpress. 20 tháng 11 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2022.
  6. ^ “Chợ Bến Thành mở đường nối Sài Gòn - Chợ Lớn làm một”. Tuổi Trẻ Online. 1 tháng 10 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2022.