Bước tới nội dung

Kị sĩ thiên nga

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kị sĩ Thiên Nga
Schwanenrittersage
Nhân vật trong Truyền thuyết Arthur
Chân dung kị sĩ Thiên Nga trong thủ bản Talbot Shrewsbury Book (1444-5) hiện quàn tại Đại Anh Quốc thư khố.
Diễn xuất bởiJohn Talbot
Thông tin
Giống loàiNgười
Giới tínhNam
Danh hiệuHiệp sĩ
Nghề nghiệpQuý tộc
Gia đìnhOrient xứ Illefort / Parzival (cha)
Elioxe (mẹ)
Họ hàngGuerrehett (bào/biểu huynh)
Tôn giáo\Tín ngưỡngCông giáo

Kị sĩ Thiên Nga (tiếng Đức: Schwanenrittersage) là một nhân vật huyễn tưởng thịnh hành trong văn chương Đức từ trung đại tới nay.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Văn bản cổ nhất đề cập kị sĩ Thiên Nga lưu lại tới nay là Võ công ca (1192) bằng Pháp văn trung đại (thời điểm văn hóa PhápĐức chưa biệt lập), mà nhân vật này được gọi Le chevalier au Cigne[1]. Như vậy, lịch sử kị sĩ Thiên Nga có thể lấy thế kỷ XII hay thậm chí XI làm khởi nguyên bởi sức ảnh hưởng của cao trào thập tự chinh.

Trong hai thế kỷ tiếp sau, kị sĩ Thiên Nga được các tác gia mới gia công dần và nhìn chung có thể liệt nhân vật này vào thời đại Arthur, tuy rằng không liên đới lắm tới Đoàn Trác huynh đệ.

Ở các thế kỷ XVIII-XIX, hình tượng kị sĩ Thiên Nga tiếp tục chuyển hóa sau thời gian rất dài gián đoạn, được các tác gia bổ sung thêm huyền tích và lai lịch mới.

Huyền sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở thời sơ khởi, kị sĩ Thiên Nga được giải thích là một nhân vật trượng nghĩa, thường thoắt ẩn thoắt hiện để cứu khổ phò nguy trên một chiếc bè do con thiên nga khổng lồ kéo đi. Đương thời, vương công Godefroy de Bouillon (1058 - 1100) tự tuyên bố là hậu duệ của nhân vật huyền thoại này.

Theo thế phổ được công bố bấy giờ, kị sĩ Thiên Nga chính danh là Helias (bắt nguồn từ thánh danh Elijah), con trai nhà quý tộc Orient xứ Illefort cùng phu nhân Beatrix. Về sau "Beatrix" được đảo thành Elioxe cho hiệp vần với "Helias". Phiên bản truyền kì này được người Pháp hiện đại coi là bản sắc của mình.

Ngược lại, nước Đức hiện đại cứ theo sử thi Parzival (1200-10) của tác gia Wolfram von Eschenbach để xác lập huyền tích riêng về kị sĩ Thiên Nga. Trong đó, nhân vật này được định danh là Loherangrin, con trai kị sĩ Parzival lừng danh hội Bàn Tròn. Năm 1850, tác gia Richard Wagner đã phát triển huyền thoại này thành nhạc kịch Lohengrin[2][3].

Ngoài ra, trong tác phẩm Perceval săn lùng Thánh Tước do tác gia Chrétien de Troyes khởi thảo thế kỷ XII đề cập một kị sĩ tên Brangemuer, em trai kị sĩ Guerrehett, vong trận trên một chiếc bè do con thiên nga kéo. Tuy nhiên, phiên bản này không được phần đông độc giả các thế hệ ưa thích.

Năm 1838, trong ấn phẩm Eventyr, fortalte for Børn. Ny Samling. Første Hefte, tác gia Hans Christian Andersen đã tường trình câu truyện Thiên nga hoang dã (De vilde svaner). Trứ tác kể về cuộc phiêu lưu kì thú của công chúa Elisa và 11 anh em trai. Trong đó, các vương tử bị bà mẹ kế phù phép thành thiên nga, chỉ có thể hoàn hình khi màn đêm buông. Về sau, Elisa giải thoát được cho các anh em nhờ đan 11 chiếc áo tầm ma. Con số 12 nhằm phiếm chỉ 12 tháng trong năm - tức là thời gian họ phải cách biệt nhau. Bản truyện mới mẻ này vô cùng ăn khách, được giới văn nghệ đương thời chuyển thể thành nhạc kịch và cũng phát triển thêm tình tiết.

A Hungarian version of the story was collected by Hungarian journalist Elek Benedek, with the title Hattyú vitéz, and published in a collection of Hungarian folktales (Magyar mese- és mondavilág).[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Gibbs 1868, tr. i-ii
  2. ^ Jaffray 1910, tr. 11
  3. ^ Toner, Frederick L. (1991). "Richard Wagner". In Norris J. Lacy, The New Arthurian Encyclopedia, pp. 502–505. New York: Garland. ISBN 0-8240-4377-4
  4. ^ Benedek Elek. Magyar mese- és mondavilág. 2. kötet. Budapest: Athenaeum. [ca. 1894-1896] Tale nr. 75.

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Schlauch, Margaret (1969). Chaucer's Constance and Accused Queens. New York: Gordian Press. tr. 62. ISBN 9780877520979.
  • Hibbard, Laura A. (1963). Medieval Romance in England. New York: Burt Franklin. tr. 239.
  • Kalinke, Marianne E. (1991). “Lohengrin”. Trong Lacy, Norris J. (biên tập). The New Arthurian Encyclopedia. New York: Garland. tr. 239. ISBN 0-8240-4377-4.
  • Gerritsen, Willem Pieter; Van Melle, Anthony G. (1998). Dictionary of Medieval Heroes: Characters in Medieval Narrative Traditions and Their Afterlife in Literature, Theatre and the Visual Arts. Boydell Press. Reprint: Boydell & Brewer 2000. ISBN 0851157807, 9780851157801 (preview)
  • Gibbs, Henry H. biên tập (1868). The Romance of the Cheuelere Assigne (Knight of the Swan). EETS Extra series. 6. London: N. Trübner. (from the Medieval manuscript, British Library, MS Cotton Caligula A.ii.)
  • Baring-Gould, S. Curious Myths Of The Middle Ages. Boston: Roberts Brothers. 1880. pp. 430–453.
  • Jaffray, Robert (1910). The two knights of the swan, Lohengrin and Helyas: a study of the legend of the swan-knight, with special reference to its most important developments. New York and London: G. P. Putnam's sons.
  • Mickel, Emanuel J.; Nelson, Jan A. biên tập (1977). La Naissance du Chevalier au Cygne (preview). The Old French Crusade Cycle. 1. Geoffrey M. Myers (essay). University of Alabama Press. ISBN 9780817385019. (Elioxe ed. Mickel Jr., Béatrix ed. Nelson)
  • Alastair, Matthews. "When Is the Swan Knight Not the Swan Knight? Berthold Von Holle's Demantin and Literary Space in Medieval Europe." The Modern Language Review, vol. 112, no. 3, 2017, pp. 666–685. JSTOR, www.jstor.org/stable/10.5699/modelangrevi.112.3.0666. Truy cập 29 Apr. 2020.
  • Barron, W. R. J. "'CHEVALERE ASSIGNE' AND THE 'NAISSANCE DU CHEVALIER AU CYGNE." Medium Ævum, vol. 36, no. 1, 1967, pp. 25–37. JSTOR, www.jstor.org/stable/43627310. Truy cập 30 Apr. 2020.
  • Barron, W. R. J. "VERSIONS AND TEXTS OF THE 'NAISSANCE DU CHEVALIER AU CYGNE.'" Romania, vol. 89, no. 356 (4), 1968, pp. 481–538. JSTOR, www.jstor.org/stable/45040306. Truy cập 30 Apr. 2020.
  • Barto, P. S. "The Schwanritter-Sceaf Myth in 'Perceval Le Gallois Ou Le Conte Du Graal." The Journal of English and Germanic Philology, vol. 19, no. 2, 1920, pp. 190–200. JSTOR, www.jstor.org/stable/27700998. Truy cập 29 Apr. 2020.
  • Emplaincourt, Edmond A., and Jan A. Nelson. "'LA GESTE DU CHEVALIER AU CYGNE': LA VERSION EN PROSE DE COPENHAGUE ET LA TRADITION DU PREMIER CYCLE DE LA CROISADE." Romania, vol. 104, no. 415 (3), 1983, pp. 351–370. JSTOR, www.jstor.org/stable/45040923. Truy cập 30 Apr. 2020.
  • Smith, Hugh A. "SOME REMARKS ON A BERNE MANUSCRIPT OF THE 'CHANSON DU CHEVALIER AU CYGNE ET DE GODEFROY DE BOUILLON.'" Romania, vol. 38, no. 149, 1909, pp. 120–128. JSTOR, www.jstor.org/stable/45043984. Truy cập 29 Apr. 2020.
  • Matthews, Alastair. The Medieval German Lohengrin: Narrative Poetics in the Story of the Swan Knight. NED - New edition ed., Boydell & Brewer, 2016. JSTOR, www.jstor.org/stable/10.7722/j.ctt1k3s90m. Truy cập 29 Apr. 2020.
  • Todd, Henry Alfred. "Introduction." PMLA, vol. 4, no. 3/4, 1889, pp. i-xv. JSTOR, www.jstor.org/stable/456077. Truy cập 29 Apr. 2020.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]