Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ
Giao diện
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ[1] (欽定大南會典事例) là một cuốn sách thuộc thể loại hội điển, ghi chép những điển pháp Việt Nam dưới triều Nguyễn. Nguyên bản bộ sách bằng chữ Hán gồm 2 phần:
- Phần Chính biên được biên soạn từ năm Thiệu Trị thứ 3 1843 đến năm Tự Đức thứ 4 1851, gồm 262 quyển (+1 quyển Thủ) với hơn 8.000 trang bản thảo; ghi chép các chiếu chỉ, tấu sớ của triều đình Nguyễn từ năm Gia Long thứ nhất 1802 đến năm Tự Đức thứ 4 1851.
- Phần Tục biên được biên soạn từ năm Thành Thái thứ nhất 1889 đến năm Thành Thái thứ 7 1895, gồm 61 quyển (kể cả quyển Mục lục) với hơn 6.000 trang bản thảo, ghi chép các chiếu chỉ, tấu sớ của triều đình Nguyễn từ năm Tự Đức thứ 5 1852 đến năm Thành Thái thứ nhất 1889.
- Ngoài ra còn phần Tục biên Hậu thứ, ghi chép các chiếu chỉ, tấu sớ của triều đình Nguyễn từ năm Thành Thái thứ 2 1890 đến năm Duy Tân thứ 8 1914, gồm 28 quyển, khoảng 850 trang bản thảo, nhưng chưa duyệt in, được lưu trữ tại Sử quán triều Nguyễn.[2]
Mô tả
[sửa | sửa mã nguồn]Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Hoàng triều đại điển
- Đại Minh hội điển
- Vĩnh Lạc đại điển
- Quốc triều hội điển
- Quốc triều yếu điển
- Quốc triều chính biên điển lục
- Khâm định Đại Thanh hội điển sự lệ
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ 欽定大南會典事例
- ^ “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2017.