Khải Thái

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Khải Thái
凱泰
Thân vương nhà Thanh
Hòa Thạc Trịnh Thân vương
Tại vị1878 – 1900
Tiền nhiệmKhánh Chí
Kế nhiệmChiêu Hú
Thông tin chung
Sinh1871
Mất1900 (28–29 tuổi)
Đích Phúc tấnPhú Sát thị
Hậu duệChiêu Hú
Tên đầy đủ
Ái Tân Giác La·Khải Thái
(愛新覺囉·凱泰)
Thụy hiệu
Hòa Thạc Trịnh Khác Thân vương
(和碩鄭恪親王)
Hoàng tộcÁi Tân Giác La
Thân phụKhánh Chí
Thân mẫuTrắc Phúc tấn Giang thị

Khải Thái (tiếng Trung: 凱泰; 18711900) là một hoàng thân của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc, người thừa kế 1 trong 12 tước vị Thiết mạo tử vương.

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Khải Thái được sinh ra vào giờ Thân, ngày 8 tháng 7 (âm lịch) năm Đồng Trị thứ 10 (1871), trong gia tộc Ái Tân Giác La. Ông là con trai thứ hai của Trịnh Thuận Thân vương Khánh Chí, mẹ ông là Trắc Phúc tấn Giang thị (江氏).[1] Năm Quang Tự thứ 4 (1878), tháng 7, phụ thân ông qua đời, ông được thế tập tước vị Trịnh Thân vương đời thứ 17.[2] Năm thứ 15 (1889), tháng 5, ông được thưởng Tam nhãn Hoa linh.[a] Năm thứ 18 (1892), tháng 7, nhậm Tổng tộc trưởng của Chính Hoàng kỳ.[b] Năm thứ 20 (1894), tháng giêng, ông được thưởng mặc Hoàng mã khuê (黃馬袿). Năm thứ 22 (1896), ông thay quyền Đô thống Hán quân Tương Lam kỳ.[3] Năm thứ 24 (1898), tháng 3, thụ chức Nội đại thần. Tháng 5 cùng năm, nhậm Đô thống Hán quân Chính Bạch kỳ.[4] Năm thứ 26 (1900), tháng 4, lại nhậm Tra thành Đại thần (查城大臣). Cùng năm đó, ngày 8 tháng 8 (âm lịch), giờ Tuất, ông qua đời, thọ 30 tuổi, được truy thụy Trịnh Khác Thân vương (鄭恪親王).[2]

Gia quyến[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đích Phúc tấn: Phú Sát thị (富察氏), con gái của Cố Luân Ngạch phò Cảnh Thọ (景壽).
  • Con trai: Chiêu Hú (照煦; 19001950), mẹ là Đích Phúc tấn Phú Sát thị. Năm 1900 được thế tập tước vị Trịnh Thân vương. Có bốn con trai.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Hoa linh là lông khổng tước được gắn trên mũ của quan viên và tông thất, trên đó sẽ có các "nhãn" hình tròn, chia làm Đơn nhãn, Song nhãn và Tam nhãn.
  2. ^ Những năm Ung Chính, kỳ tịch của Tông thất (Cận chi) được chia theo "Tả dực" (gồm Tương Hoàng, Chính Bạch, Tương Bạch, Chính Lam) cùng "Hữu dực". Mỗi "dực" sẽ được chia làm 20 "Tộc" (như Tả dực có Tương Hoàng 1 tộc, Chính Bạch 3 tộc, Tương Bạch 3 tộc, Chính Lam 13 tộc). Vậy tổng cộng là 40 tộc với 40 Tộc trưởng. Đến những năm Càn Long, tất cả 40 tộc này được xếp vào "Viễn chi", thiết lập 16 "Tổng tộc trưởng". Mỗi Tổng tộc trưởng đều do đích thân Hoàng Đế bổ nhiệm, có thể không thuộc kỳ mình quản lý.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Ngọc điệp, tr. 8376, Quyển 16, Đinh 4.
  2. ^ a b Triệu Nhĩ Tốn (1928), tr. 4511 - 4512, Chú thích tập 6
  3. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1927), Quyển 387.
  4. ^ Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1927), Quyển 419.

Tài liệu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ngọc điệp. “Ái Tân Giác La Tông phổ”.
  • Triệu Nhĩ Tốn (1928). “Thanh sử cảo”.
  • Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1927). Trần Bảo Sâm, 陳寶琛 (biên tập). 德宗景皇帝實錄 [Đức Tông Cảnh Hoàng đế Thực lục] (bằng tiếng Trung).