Kristen Ghodsee

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kristen Ghodsee
Kristen Ghodsee năm 2011
SinhKristen Rogheh Ghodsee
26 tháng 4, 1970 (54 tuổi)
Quốc tịchMỹ
Trường lớp
Giải thưởngGuggenheim Fellowship
Trang webkristenghodsee.com
Sự nghiệp khoa học
Ngành
Nơi công tácĐại học Pennsylvania

Kristen Rogheh Ghodsee (sinh ngày 26 tháng 4 năm 1970) là một nhà dân tộc chí người Mỹ giữ học hàm Giáo sư Khoa Nghiên cứu Đông Âu và Nga tại Đại học Pennsylvania. Bà được biết đến chủ yếu vì các công trình liên quan đến Bulgaria hậu cộng sản, cũng như các đóng góp cho ngành nghiên cứu giới tính hậu xã hội chủ nghĩa.[1]

Đóng góp học thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Hoài niệm đỏ, nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản, và chủ nghĩa tân tự do[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2004, Ghodsee xuất bản một trong những bài luận đầu tiên phân tích về bình diện giới tính của hiện tượng hoài niệm cộng sản ở Đông Âu.[2] Ngay từ những năm 1990, rất nhiều học giả đã để ý đến hiện tượng OstalgieĐông Đức và cái mà gọi là hoài niệm Nam Tư ở những quốc gia hậu thân của CHXHCN Nam Tư.[3] Các công trình sớm về nỗi hoài niệm cộng sản tập trung vào các bình diện tiêu dùng và coi đó là giai đoạn cần thiết để dân chúng Đông Âu hậu cộng sản vượt qua quá khứ của đất nước họ.[4] Trái lại, khái niệm "hoài niệm đỏ" của Ghodsee cân nhắc về vấn đề những người đàn ông và phụ nữ đã đương đầu thế nào với sự mất mát các lợi thế vật chất mà họ được hưởng dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.[5][6] Thay vì nuối tiếc những kỷ niệm cũ, hoài niệm đỏ tạo thành cơ sở của một phê phán về các biến động chính trị và kinh tế đặc trưng của thời kỳ hậu xã hội chủ nghĩa.[7]

Theo Ghodsee, Tổ chức Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản là một tổ chức bảo thủ chống cộng, luôn tìm cách quy chụp chủ nghĩa cộng sản với các vụ giết hại, chẳng hạn như việc họ dựng các biển quảng cáo ở Quảng trường Thời đại với các khẩu hiệu tuyên truyền như "100 năm, 100 triệu người bị giết" và "Chủ nghĩa Cộng sản giết người."[8] Ghodsee cho rằng tổ chức này, cùng nhiều tổ chức bảo thủ khác ở Đông Âu, tìm mọi cách để thể chế hóa trình thuật "Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản" như một lý thuyết diệt chủng kép, hay nói cách khác là sự đánh đồng giữa Holocaust của Đức Quốc xã (dựa trên chủng tộc) và các cuộc bức hại dưới chế độ cộng sản (dựa trên giai cấp).[8][9] Ghodsee lập luận rằng con số 100 triệu hoàn toàn vô lý vì họ trích dẫn nó từ tác phẩm Sách đen chủ nghĩa cộng sản của Stéphane Courtois.[8] Bà cũng cho rằng nỗ lực tẩy trắng lịch sử cộng sản của các tổ chức bảo thủ chống cộng đang được tăng cường, nhất là vào thời điểm khủng hoảng tài chính 2007–08, và đây có thể coi là một phản ứng của giới tinh hoa kinh tế chính trị nhằm chống lại sự trỗi dậy của cánh tả trong bối cảnh bất bình đẳng kinh tế lên cao ở cả phương Đông lẫn phương Tây như là hậu quả của chủ nghĩa tư bản tân tự do. Ghodsee cho rằng các thành tựu giáo dục, nữ quyền và an ninh xã hội dưới các chế độ cộng sản thường bị ém đi, theo đó các diễn ngôn liên quan đến chủ nghĩa cộng sản thường bị định hướng sang các tội ác của Stalin và thuyết diệt chủng kép.[9]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Gender, Socialism, and Postsocialism: Transatlantic Dialogues | Radcliffe Institute for Advanced Study at Harvard University”. Radcliffe.harvard.edu. 17 tháng 7 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2015.
  2. ^ “15, 1 (2004), Post/Kommunismen”. Univie.ac.at. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2015.
  3. ^ Daphne Berdahla. '(N)Ostalgie' for the present: Memory, longing, and East German things” (PDF). Diasporiclivesofobjects2012.files.wordpress.com. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2015.
  4. ^ Berdahl, Daphne (2000). “"Go, Trabi, Go!": Reflections on a Car and Its Symbolization over Time”. Anthropology and Humanism. 25 (2): 131–141. doi:10.1525/ahu.2000.25.2.131.
  5. ^ “Dr. Kristen Ghodsee, Bowdoin College - Nostalgia for Communism”. Wamc.org. 1 tháng 11 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2015.
  6. ^ “Abstracts for L'Homme 1/2004”. Eurozine.com. 8 tháng 11 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2015.
  7. ^ “Confidence in Democracy and Capitalism Wanes in Former Soviet Union - Pew Research Center's Global Attitudes Project”. Pewglobal.org. 5 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2015.
  8. ^ a b c Ghodsee, Kristen R.; Sehon, Scott; Dresser, Sam, ed. (22 March 2018). "The merits of taking an anti-anti-communism stance". Aeon. Retrieved 11 February 2020.
  9. ^ a b Ghodsee, Kristen (Fall 2014). "A Tale of 'Two Totalitarianisms': The Crisis of Capitalism and the Historical Memory of Communism". History of the Present: A Journal of Critical History. 4 (2): 115–142. JSTOR 10.5406/historypresent.4.2.0115.