Lợn Hương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Lợn Hương là giống lợn được nuôi phổ biến ở các huyện biên giới Việt NamTrung Quốc thuộc tỉnh Cao Bằng gồm Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang… Đây là một nguồn gen quý[1], được bảo tồn ở Việt Nam từ năm 2008 và ngày càng phát triển về số lượng ở Cao Bằng.

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Lợn Hương có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập và nuôi phổ biến ở các huyện biên giới Việt Nam – Trung Quốc thuộc tỉnh Cao Bằng; thuộc lớp động vật có vú Maminalia, nằm trong bộ guốc chẵn Artiodactyla, thuộc họ Sllidae, chủng Sus và loài Sus domesticus.

Một số đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Do sống ở vùng núi cao hiểm trở, việc thông thương rất khó khăn, người dân địa phương chỉ giao dịch, trao đổi hàng hóa tại chợ phiên, do đó lợn Hương chưa bị lai tạp nhiều. Hơn nữa, so với các giống lợn bản địa khác, thịt lợn Hương có mùi thơm đặc trưng riêng[2] nên được người dân địa phương gọi là “lợn Hương” từ xưa.

Lợn có lông, da màu trắng, ở phần đầu và phần mông (gốc lưng đuôi) có màu đen[3], vị trí tiếp giáp vùng lông trắng và lông đen có một vệt đen mờ (màu da). Lợn có đặc điểm khác hẳn với các giống lợn nội Việt Nam như: đầu to vừa phải, tai nhỏ và dựng, mặt thẳng, mõm dài, có vệt trắng chạy từ giữa trán xuống mõm, bụng thon gọn và không sệ, lưng tương đối thẳng và không võng, có 8 – 12 vú, thường là 10 vú.

Đặc điểm sinh sản[sửa | sửa mã nguồn]

So với các giống lợn khác, lợn Hương thành thục sớm hơn, lợn đực mới từ 40 - 50 ngày tuổi đã có những biểu hiện động dục, lợn cái 3 - 4 tháng tuổi mới có biểu hiện động dục lần đầu.

Trong công tác giống, thông thường người chăn nuôi thường bỏ qua 2 lần động dục đầu tiên và cho phối giống vào lần động dục thứ 3 khi cơ thể lợn đã trưởng thành, tương ứng với 5 - 6 tháng tuổi. Chu kỳ động dục của lợn nái từ 17 - 21 ngày, thời gian động dục kéo dài 3-4 ngày, thời gian động dục trở lại của lợn nái sau cai sữa lợn con 14 ngày. Thời gian mang thai bình quân 112 - 114 ngày (khoảng 3 tuần 3 tháng 3 ngày)[3][4].

Năng suất sinh sản[sửa | sửa mã nguồn]

Năng suất sinh sản của lợn Hương thấp so với nhiều giống lợn nội của Việt Nam. Lợn có tuổi đẻ lứa đầu 11 - 12 tháng, số con sơ sinh sống 5 - 11 con/ổ, số con cai sữa 7,25 con/ổ.

Khả năng sinh trưởng và cho thịt[sửa | sửa mã nguồn]

Lợn Hương sinh trưởng và phát triển chậm hơn so với các giống lợn khác. Khối lượng trưởng thành thấp, lúc 8 tháng tuổi đạt 39,62 kg/con (35 – 40 kg)[2]; tỷ lệ thịt xẻ đạt 74,7%, tỷ lệ thịt nạc/thịt xẻ đạt 46,5%, mỡ/thịt xẻ 24,3%, xương/thịt xẻ 16,2%, da/thịt xẻ 12,5%.[4]

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng lượng cao, đạt 4,37 kg.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Trần Quốc Khánh (4 tháng 5 năm 2016). “Quyết định số 1011/QĐ-BKHCN ngày 4/5/2016 về việc phê duyệt danh mục đặt hàng nhiệm vụ quỹ gen cấp quốc gia xét giao trực tiếp bắt đầu thực hiện từ năm 2016”. http://thuvienphapluat.vn. Bộ Khoa học và Công nghệ. Truy cập 14 tháng 6 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  2. ^ a b “Thịt lợn hương nuôi bằng thức ăn thảo dược - Nguồn thực phẩm an toàn cho Thủ đô”. http://www.vba.com.vn. Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam. 14 tháng 9 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2016. Truy cập 14 tháng 6 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  3. ^ a b Xuân Duy (31 tháng 8 năm 2015). “Hiệu quả mô hình nuôi thử nghiệm lợn hương theo hướng an toàn sinh học”. http://khuyennonglamdong.gov.vn. Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2016. Truy cập 14 tháng 6 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  4. ^ a b Đoàn Thị Năm. “Nuôi thử nghiệm giống lợn hương quý hiếm của Trung Quốc tại Cao Bằng”. http://khcncaobang.gov.vn. Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN Cao Bằng, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng. Truy cập 14 tháng 6 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)