Lala (từ lóng tiếng Trung)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Lala (tiếng Trung: 拉拉; bính âm: lālā) là một từ lóng không mang tính xúc phạm trong tiếng Trung Quốc để chỉ những người đồng tính nữ hoặc một người phụ nữ có ham muốn với người cùng giới.[1] Thuật ngữ được cộng đồng LGBT+Trung Quốc đại lục sử dụng chủ yếu, mặc dù từ này có nguồn gốc từ thuật ngữ Đài Loan dành cho đồng tính nữ, lazi (tiếng Trung: 拉子; bính âm: lāzi.; chú âm phù hiệu: ㄌㄚ ㄗˇ).[2] Bắt đầu từ cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, cộng đồng lala bắt đầu hình thành ở các khu vực thành thị của Trung Quốc, như Bắc KinhThượng Hải, họ tìm đến các quán bar và phòng chat trực tuyến để kết nối với nhau.[3]

Năm 2005, một nhóm lala trẻ ở Bắc Kinh đã thành lập Les+ Magazine, tạp chí đầu tiên và duy nhất của Trung Quốc dành cho phụ nữ queer.[4] Bất chấp những hạn chế pháp lý ở Trung Quốc về vấn đề LGBT, Les+ Magazine vẫn có người đăng ký ở tất cả 23 tỉnh của Trung Quốc cũng như ở một số quốc gia khác. Slogan in trên số đầu tiên thể hiện sự kỳ vọng của họ đối với cuộc sống: "Khi đêm đen qua đi, hãy nắm lấy tay người, hãy bước đi đầy tự hào dưới ánh mặt trời, hãy cứ thản nhiên và hạnh phúc sống cuộc đời của chúng ta!"[5]

在黑夜之後﹐握着你的手﹐在陽光下驕傲地走﹐坦然happy地過我們的生活!

Năm 2012, Lucetta Yip Lo Kam, giảng viên tại Đại học Baptist Hồng Kông (HKBU), đã xuất bản cuốn sách Shanghai Lalas: Female Tongzhi[a] Communities and Politics in Urban China (tạm dịch: Những cô Lala Thượng Hải: Cộng đồng và chính trị của đồng tính nữ ở thành thị Trung Quốc). Chuyên khảo của Kam gồm các cuộc phỏng vấn với 25 đồng tính nữ lala người Trung Quốc, song tính nữchuyển giới nữ sống ở Thượng Hải, hầu hết là phụ nữ trong độ tuổi 20 đến từ khu vực thành thị.[5]

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Thuật ngữ lazi lần đầu đi vào ngữ vựng của Trung Quốc đại lục thông qua cuốn tiểu thuyết Nhật ký Cá sấu (1994) của nhà văn Đài Loan Khâu Diệu Tân, câu chuyện có nội dung xoay quanh nhân vật chính tên là La Tử (Lazi). Tác phẩm viết về đề tài đồng tính nói chung và đồng tính nữ nói riêng đậm chất hiện sinh và cũng gần như là tự truyện của tác giả.

Ảnh hưởng văn hóa của cuốn tiểu thuyết của Khâu Diệu Tân đã nhanh chóng hình thành và từ lazi đi vào ngữ vựng Đài Loan như một từ lóng chỉ "đồng tính nữ". Thuật ngữ này nhanh chóng lan sang tiếng Trung Quốc đại lục, sau đó phát triển thành từ lala, cho đến nay vẫn là thuật ngữ ưa thích đối với những ai ở Trung Quốc xác định mình là người đồng tính nữ.[7]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Từ 同志 "đồng chí" bắt đầu lan rộng ở Đài Loan từ năm 1992 nguyên do nhà phê bình 林邁克 Michael Lam dịch cụm từ "New Queer Cinema" thành "Tân Đồng chí Điện ảnh". Từ đó, "đồng chí" trở thành một cụm từ bao quát nhằm chỉ cả những người đồng tính nam và nữ và có thể thay cho những cụm từ cổ/cũ hơn như đồng tính luyến hay đồng tính ái.[6]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “How to speak gay in Shanghai | CNN Travel”. travel.cnn.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2019.
  2. ^ Connecting Taiwan : participation, integration, impacts. Storm, Carsten. New York. ISBN 9781351268950. OCLC 1037285684.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  3. ^ “Beijing's 'Lala' scene -- A Chinese Lesbian speaks out”. www.chinadaily.com.cn. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2019.
  4. ^ “jingzhao - Personal network”. cargocollective.com. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2019.[liên kết hỏng]
  5. ^ a b Yip Lo Kam, Lucetta (tháng 3 năm 2013). Shanghai Lalas: Female Tongzhi Communities and Politics in Urban China. Hong Kong: Hong Kong University Press. ISBN 9789882208452. OCLC 828740506.
  6. ^ Martin, Fran (tháng 4 năm 2000). “From Citizenship to Queer Counterpublic: Reading Taipei's New Park”. Communal/Plural (bằng tiếng Anh). 8 (1): 82. doi:10.1080/13207870050001475. ISSN 1320-7873.
  7. ^ “Qiu Miaojin”. Making Queer History (bằng tiếng Anh). 30 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2023.