Liên đoàn Kitô giáo Triều Tiên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Liên đoàn Kitô giáo Triều Tiên
Con dấu của Ban Chấp hành Trung ương Liên đoàn Kitô giáo Triều Tiên
Thành lập28 tháng 11 năm 1946; 77 năm trước (1946-11-28)
Mục đíchĐại diện cho Kitô hữu Tin Lành
Trụ sở chínhBình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên
Tổng thư ký
O Kyong-u
Liên đoàn Kitô giáo Triều Tiên
Chosŏn'gŭl
Hancha
朝鮮그리스도
Romaja quốc ngữJoseon Geuriseudogyo Yeonmaeng
McCune–ReischauerChosŏn Kŭrisŭdogyo Yŏngmaeng

Liên đoàn Kitô giáo Triều Tiên là một tổ chức Tin LànhBắc Triều Tiên được thành lập vào năm 1946.[1] Liên đoàn có trụ sở tại thủ đô Bình Nhưỡng.[2] Tổng thư ký hiện tại là O Kyong-u. Liên đoàn đã đóng một vai trò quan trọng trong các mối quan hệ quốc tế liên quan đến Bắc Triều Tiên và các tổ chức tôn giáo ở Hàn Quốc và nước ngoài.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Liên đoàn được thành lập vào ngày 28 tháng 11 năm 1946[3][4] bởi những Kitô hữu đã gia nhập hàng ngũ của chính quyền cộng sản mới.[5]

Ngay lập tức, tổ chức này tuyên bố rằng họ sẽ ủng hộ lãnh tụ Kim Nhật Thành và phản đối việc thành lập nhà nước Hàn Quốc.[6] Khi đó, tổ chức này do em họ của mẹ Kim Nhật Thành là Kang Ryang-uk lãnh đạo.[7] Mặc dù Kitô hữu ở Bắc Triều Tiên hầu hết là phần tử chống cộng, nhưng khoảng một phần ba trong số họ đã tham gia Liên đoàn Kitô giáo Triều Tiên.[8] Các nhà lãnh đạo Kitô giáo nào từ chối tham gia đều bị chính quyền bắt bỏ tù.[6]

Năm 1972, tổ chức này mở lại trường cao đẳng thần học Bình Nhưỡng. Liên đoàn còn xuất bản các bản dịch Kinh Thánh và một bài thánh ca vào năm 1983 và giám sát việc xây dựng hai tòa nhà thờ mới (thông qua quỹ nhà nước) vào năm 1988.[9]

Sau khi Liên Xô tan rã, liên đoàn đã đóng một vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế liên quan đến Bắc Triều Tiên và các tổ chức tôn giáo ở Hàn Quốc và nước ngoài, đặc biệt là trong việc tìm kiếm viện trợ quốc tế.[10] Ví dụ, nó đã kêu gọi thành công Hội đồng Giáo hội Thế giới tổ chức viện trợ cho Bắc Triều Tiên.[11] Liên đoàn cũng đã tham gia vào việc thúc đẩy thống nhất Triều Tiên, bao gồm một buổi lễ nhà thờ chung giữa miền bắc và miền nam năm 2014 được tổ chức xoay quanh chủ đề hòa bình và thống nhất.[12]

Tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Liên đoàn "dưới sự giám sát chặt chẽ của chính phủ".[13] Bản thân liên đoàn hạn chế một số hoạt động của Kitô giáo.[14]

Về mặt chính thức, tổ chức bao gồm 10.000 Kitô hữu Bắc Triều Tiên,[1] và hoạt động như một tổ chức liên giáo phái bằng cách đóng vai trò liên lạc quan trọng giữa chính phủ và Kitô hữu. Đây là một trong ba tổ chức Tin Lành chính thức được công nhận trong nước.[cần dẫn nguồn]

Liên đoàn này giám sát hai nhà thờ Tin Lành của Bắc Triều Tiên: Nhà thờ BongsuChilgol, ở Bình Nhưỡng.[1] Nó còn điều hành Chủng viện Thần học Bình Nhưỡng.[15] Tổng thư ký hiện tại của ủy ban trung ương tổ chức này là O Kyong-u.[16]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Tan, Morse (2015). North Korea, International Law and the Dual Crises: Narrative and Constructive Engagement. Oxon: Routledge. tr. 73. ISBN 978-1-134-12243-1.
  2. ^ The Europa World Year: Kazakhstan – Zimbabwe. London: Europa Publications. 2004. tr. 2483. ISBN 978-1-85743-255-8.
  3. ^ Nahm, Andrew C. (1996). Korea: Tradition & Transformation : a History of the Korean People. 한림출판사. tr. 525. ISBN 978-1-56591-070-6.
  4. ^ Belke, Thomas Julian (1999). Juche: A Christian Study of North Korea's State Religion. Bartlesville: Living Sacrifice Book Company. tr. 124. ISBN 978-0-88264-329-8.
  5. ^ “A Moment of Forgiveness and a Moment of Grace” (PDF). oikoumene.org. World Council of Churches. 2017. tr. 1. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2017.
  6. ^ a b Wi Jo Kang (1997). Christ and Caesar in Modern Korea: A History of Christianity and Politics. Albany: State University of New York Press. tr. 158. ISBN 978-1-4384-0832-3.
  7. ^ Armstrong, Charles K. (2003). “The Cultural Cold War in Korea, 1945-1950”. The Journal of Asian Studies. 62 (1): 94. doi:10.2307/3096136. JSTOR 3096136.
  8. ^ Charles K. (2013). Tyranny of the Weak: North Korea and the World, 1950–1992. Ithaca: Cornell University Press. tr. 1946. ISBN 978-0-8014-6893-3.
  9. ^ Boer, Roland (2019). Red theology : on the Christian Communist tradition. Boston: Haymarket Books. tr. 232–233. ISBN 978-90-04-38132-2. OCLC 1078879745.
  10. ^ Boer, Roland (2019). Red theology : on the Christian Communist tradition. Boston: Haymarket Books. tr. 233–234. ISBN 978-90-04-38132-2. OCLC 1078879745.
  11. ^ Boer, Roland (2019). Red theology : on the Christian Communist tradition. Boston: Haymarket Books. tr. 233. ISBN 978-90-04-38132-2. OCLC 1078879745.
  12. ^ Boer, Roland (2019). Red theology : on the Christian Communist tradition. Boston: Haymarket Books. tr. 234. ISBN 978-90-04-38132-2. OCLC 1078879745.
  13. ^ Baker, Donald L. (2008). Korean Spirituality. Honolulu: University of Hawaii Press. tr. 145. ISBN 978-0-8248-3233-9.
  14. ^ United States. Congress. Senate. Committee on the Judiciary. Subcommittee on Immigration (2003). Examining the plight of refugees: the case of North Korea : hearing before the Subcommittee on Immigration of the Committee on the Judiciary, United States Senate, One Hundred Seventh Congress, second session, June 21, 2002. U.S. G.P.O. ISBN 9780160702693.
  15. ^ Do, Kyung-ok; Kim, Soon-am; Han, Dong-ho; Lee, Keum-soon; Hong, Min (2015). White Paper on Human Rights in North Korea 2015 (PDF). Seoul: Korea Institute for National Unification. tr. 221. ISBN 978-89-8479-802-1. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2018.
  16. ^ “Religionists Blame U.S., S. Korea for Escalating Tension on Korean Peninsula”. KCNA. 22 tháng 4 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2015.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]