Living After Midnight

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
"Living After Midnight"
Đĩa đơn của Judas Priest từ album British Steel
Phát hành21 tháng 3 năm 1980
Thu âm
Thể loại
Thời lượng3:31
Hãng đĩaColumbia
Sáng tác
Sản xuấtTom Allom
Thứ tự đĩa đơn của Judas Priest
"Evening Star"
(1979)
"Living After Midnight"
(1980)
"Breaking the Law"
(1980)
Video âm nhạc
"Living After Midnight" trên YouTube

"Living After Midnight" là một bài hát của ban nhạc heavy metal người Anh Judas Priest. Bài hát ban đầu có mặt trong album British Steel (1980) - album đầu tiên của nhóm giành đĩa vàng tại Hoa Kỳ nhờ tiêu thụ hơn 500.000 bản (và sau cùng giành đĩa bạch kim nhờ tiêu thụ ít nhất một triệu bản). Ca khúc thể hiện chủ nghĩa khoái lạc, tinh thần nổi loạn ở cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980. Ca khúc nằm trong số những bài hát nổi tiếng nhất của ban nhạc.

Hoàn cảnh ra đời[sửa | sửa mã nguồn]

Tựa bài hát ra đời khi Glenn Tipton đánh thức Rob Halford bằng tiếng đàn ầm ĩ lúc bốn giờ sáng, lúc ban nhạc trú tại Tittenhurst Park để thu âm British Steel. Halford nói với Tipton anh ta "thật sự sinh hoạt sau nửa đêm [living after midnight]", rồi Tipton đáp rằng bình luận của Halford là một cái tựa hay để đặt cho ca khúc mà anh đang sáng tác.[1]

Video âm nhạc[sửa | sửa mã nguồn]

Video âm nhạc (MV) của bài hát do Julien Temple làm đạo diễn[2][3] và được thu trực tiếp tại Sheffield City Hall, bắt đầu bằng cảnh tay trống Dave Holland biểu diễn trên dàn trống vô hình. Trong khúc guitar solo, người hâm mộ ở hàng trước đánh mấy cây guitar làm từ bìa cứng (biểu tượng hâm mộ trứ danh của trào lưu làn sóng mới của nhạc heavy metal Anh).

Đón nhận[sửa | sửa mã nguồn]

PopMatters nhận xét: "'Living After Midnight' vẫn làm một vài khán thính giả nhạc metal cổ hủ lâu năm tức giận, song dẫu bản nhạc hiệu tiệc tùng nhỏ này có nhàm chán đến đâu chăng nữa, câu hook của bài thật khó cưỡng và tuyệt vời, âm thanh của ban nhạc cho thấy chẳng có hại gì nếu vui vẻ một chút trong chốc lát. Bài hát có bề ngoài ngắn gọn, kỳ quặc, chủ nghĩa khoái lạc thì thể hiện vừa có chút ngây thơ, vừa ngọt ngào."[4] BBC nhất trí rằng ca khúc "là hình ảnh ảnh cô đọng của loại nhạc metal mới thân thiện với đài phát thanh".[5] Wayne Parry của Associated Press thấy rằng ca khúc cùng với "Hell Bent for Leather" và "You've Got Another Thing Comin'" là "tiêu chuẩn để đánh giá những bài nhạc metal khác".[6]

Năm 2012, Loudwire xếp bài hát đứng thứ năm trong danh sách 10 bài hát hay nhất của Judas Priest, nhận xét: "Đây có lẽ là bài hay nhất của Judas Priest để bạn cùng hát";[7] vào năm 2019, Louder Sound liệt ca khúc ở hạng ba trong danh sách 50 bài hát của Judas Priest.[8]

Bản cover[sửa | sửa mã nguồn]

Ca khúc lần lượt được The Donnas chọn để cover trong album The Donnas Turn 21 (2001), rồi Saul Blanch lựa chọn đưa vào album tri ân Acero Argentino: Tributo a Judas Priest (2006),[9] L.A. Guns chọn đưa vào đĩa Hell Bent Forever: A Tribute to Judas Priest (2008)[10]Iron Savior chọn làm bài tặng kèm trong album Condition Red (2002) phát hành tại Nhật Bản.

Ca khúc được Disturbed chọn thu âm cho đĩa CD Tribute to British Steel (2010) của tạp chí Metal Hammer ấn bản Liên hiệp Anh, kết hợp tiếng trống mở đầu của bài "Painkiller".[11][12] Bài hát còn xuất hiện dưới dạng bài tặng kèm bày bàn trong một vài sản phẩm Asylum (2010), và cũng có mặt trong album tuyển tập mặt B The Lost Children (2011) của nhóm này.

Xếp hạng[sửa | sửa mã nguồn]

Xếp hạng (1980) Vị trí
cao nhất
Australian Singles (Kent Music Report)[13] 91
Anh Quốc (OCC)[14] 12

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Prato, Greg (12 tháng 6 năm 2012). “Living After Midnight”. Rolling Stone. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2018.
  2. ^ “Video of the Week: Judas Priest - 'Living After Midnight' (bằng tiếng Anh). Spotlight Sony Music UK. 20 tháng 5 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2024.
  3. ^ Ling, Dave (17 tháng 6 năm 2023). 'I sounded like Clint Eastwood clutching a condom!' The story behind Judas Priest's Living After Midnight”. Metal Hammer (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2024.
  4. ^ Begrand, Adrien (27 tháng 9 năm 2021). “The 15 Best Judas Priest Songs”. PopMatters. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2024.
  5. ^ Smith, Sid (18 tháng 4 năm 2007). “Judas Priest British Steel Review”. BBC (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2024.
  6. ^ Parry, Wayne (26 tháng 7 năm 2002). “Five Questions With Rob Halford”. Associated Press. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2024.
  7. ^ Hartmann, Graham (24 tháng 8 năm 2012). “10 Best Judas Priest Songs”. Loudwire. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2024.
  8. ^ Chantler, Christ; Lawson, Dom (8 tháng 10 năm 2019). “The 50 Greatest Judas Priest songs EVER”. Louder Sound. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2022.
  9. ^ “Acero Argentino - Tributo A Judas Priest” (bằng tiếng Anh). Discogs. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2024.
  10. ^ “Hell Bent Forever – A Tribute to Judas Priest (CD)” (bằng tiếng Anh). Cleopatra Records Store. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2024.
  11. ^ “DISTURBED Covers JUDAS PRIEST Classic For 'British Steel' Tribute”. Blabbermouth.net (bằng tiếng Anh). 4 tháng 5 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2024.
  12. ^ “Disturbed Cover Judas Priest For Metal Hammer Compilation”. Theprp.com (bằng tiếng Anh). 4 tháng 5 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2024.
  13. ^ Kent, David (1993). Australian Chart Book 1970–1992 . St Ives, N.S.W.: Australian Chart Book. ISBN 0-646-11917-6.
  14. ^ "Official Singles Chart Top 100" (bằng tiếng Anh). Official Charts Company. Truy cập 20 tháng 9 năm 2022.