Painkiller (album của Judas Priest)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Painkiller
Bìa do Mark Wilkinson thiết kế
Album phòng thu của Judas Priest
Phát hành14 tháng 9 năm 1990 (1990-09-14)
Thu âmTháng 1–Tháng 3 năm 1990
Phòng thu
Thể loại
Thời lượng46:08
Hãng đĩaColumbia
Sản xuấtChris Tsangarides, Judas Priest
Thứ tự album của Judas Priest
Ram It Down
(1988)
Painkiller
(1990)
Jugulator
(1997)
Đĩa đơn từ Painkiller
  1. "Painkiller"
    Phát hành: 3 tháng 9 năm 1990
  2. "A Touch of Evil"
    Phát hành: 11 tháng 3 năm 1991
Thứ tự studio của Rob Halford
Ram It Down
(1988)
Painkiller
(1990)
War of Words
(1993)

Painkiller là album phòng thu thứ mười hai của ban nhạc heavy metal người Anh Judas Priest, được phát hành ngày 14 tháng 9 năm 1990. Đây là album cuối của Judas Priest có sự tham gia của ca sĩ chính lâu năm Rob Halford, trước khi anh trở lại nhóm ở album Angel of Retribution (2005); và là album đầu tiên có sự góp mặt của tay trống Scott Travis.

Thu âm[sửa | sửa mã nguồn]

Painkiller là album đầu tiên của Judas Priest có sự tham gia của tay trống Scott Travis thay thế cho tay trống gắn bó lâu năm Dave Holland vào năm 1989. Trước đây Travis từng là thành viên của ban nhạc Los Angeles Racer X; với tần suất sử dụng double kick dày đặc, Travis mang đến cho Judas Priest sắc thái âm thanh mới và nặng hơn. Painkiller được miêu tả là nhạc phẩm heavy metal[1][2]speed metal (do cường độ âm thanh tương đối dữ dội trong tác phẩm).[3]

Album được thu âm tại Miraval Studios, Brignoles, Pháp vào đầu năm 1990 và tiến hành trộn âm tại Wisseloord Studios, Hilversum, Hà Lan sau đó một năm. Tác phẩm do ban nhạc và Chris Tsangarides phối hợp sản xuất, đánh dấu lần đầu tiên kể từ album Killing Machine (1978), Judas Priest mới ngưng làm việc với Tom Allom và lần đầu tiên kể từ Sad Wings of Destiny (1976), Judas Priest và Tsangarides mới cộng tác cùng nhau.

Don Airey được mời đảm nhận vị trí đánh keyboard trong bài "A Touch of Evil". Trong cuộc phỏng vấn vào năm 2020, Airey tiết lộ ông đã nhân đôi đa số phần bass trong album bằng cây đàn synthesizer Minimoog, để album có được thứ âm bass đặc sắc.[4][5]

Phát hành[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc cho nhóm đã hoàn thành album vào tháng 3 năm 1990, lịch phát hành album bị trì hoãn do vụ xét xử thông điệp kích thích tiềm thức tốn nhiều giấy mực của báo chí, bắt đầu vào ngày 16 tháng 7 năm 1990. Ban nhạc là đối tượng bị kiện dân sự với cáo buộc các sản phẩm thu âm của họ phải chịu trách nhiệm cho việc hai cậu bé tìm đến tự sát ở Reno, Nevada vào ngày 23 tháng 12 năm 1985. Sau cùng vụ kiện bị bãi bỏ vào ngày 24 tháng 8 năm 1990. Sau khi kết thúc vụ kiện, cuối cùng ban nhạc đã phát hành album vào ngày 14 tháng 9 năm 1990 trên LP, cassette và CD.

Album đã nhận được chứng chỉ Vàng của RIAA vào tháng 1 năm 1991. Đĩa CD đã qua đợt tái hậu kỳ được phát hành vào tháng 5 năm 2001, gồm bản thu trực tiếp bài "Leather Rebel" và bài hát chưa từng phát hành trước đó là "Living Bad Dreams". Album nhận được đề cử Grammy cho Trình diễn metal xuất sắc nhất tại lễ trao giải Grammy lần thứ 33, để thất cử trước bản cover bài hát "Stone Cold Crazy" của Queen do Metallica thể hiện.

Đón nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Đánh giá chuyên môn
Nguồn đánh giá
NguồnĐánh giá
AllMusic[6]
The Rolling Stone Album Guide[7]
Sputnikmusic5/5[8]
Record Collector[9]
The Great Rock Discography8/10[10]
Select[11]
Encyclopedia of Popular Music[12]

Phản ứng của giới chuyên môn với Painkiller đa số là tích cực, đặc biệt từ cộng đồng nhạc metal. Steve Huey của Allmusic khen ngợi album bằng bình luận rằng đây là một trong những album hay nhất của Judas Priest' trong nhiều năm, và "vòng xoáy bộ gõ rền vang và (mang âm thanh sắc lẹm) của Travis thắp ngọn lửa ngay tức thì dưới mông các thành viên; Glenn Tipton và K.K. Downing dùng tốc độ xé toạc một câu riff một cách tàn khốc và hiểm độc; còn Rob Halford bắt đầu gào thét như một gã phù thủy độc địa, mang đến màn thể hiện có lẽ là tỏa ra âm thanh hiểm ác nhất sự nghiệp của anh. Đây là phát ngôn sửng sốt về mục đích âm nhạc dường như chẳng biết xuất hiện từ đâu, báo trước màn tái xuất có thể sánh với George Foreman." Mikesn của Sputnikmusic chấm album 5/5, nhận xét: "Painkiller chứa đầy những câu riff và lead khó phai từ Glenn và K.K. Một trong những khoảnh khắc tuyệt nhất của album đến từ những câu riff dữ dội kết hợp với giọng hát rền rĩ của Halford. Các bài hát trong Painkiller rất giàu năng lượng từ đầu tới cuối, và dường như từng thành viên đều thể hiện ăn khớp với nhau." Trên metal-archives.com, album nhận số điểm trung bình 92% dựa trên 26 bài đánh giá.[13]

Đa phần các bài trong album được trình bày trực tiếp trong Painkiller World Tour, riêng bài tiêu đề nằm trong số những tiết mục chủ chốt của ban nhạc. "Hell Patrol", "All Guns Blazing", "A Touch of Evil", "Night Crawler" và "Between the Hammer and the Anvil" đều tái bổ sung vào danh sách tiết mục ở những tour sau, còn "Metal Meltdown" và "Leather Rebel" thì bị ngừng diễn chỉ sau một ít tiết mục vào năm 1990. "One Shot at Glory" và phần intro "Battle Hymn" của bài là những ca khúc duy nhất trong album chưa được thể hiện trực tiếp, rồi đến tháng 8 năm 2021, khi họ nằm trong danh sách khách mời của Judas Priest tại nhạc hội Bloodstock Open Air.

Chia tay Rob Halford[sửa | sửa mã nguồn]

Sau tour diễn cho album này, ca sĩ Rob Halford rời ban nhạc vào tháng 5 năm 1992 và hiếm khi tiếp xúc với các đồng đội cũ xuất thập niên 1990. Lý do là trong nội bộ ban nhạc ngày càng gia tăng mâu thuẫn, cùng với khao khát khám phá những miền âm nhạc của Halford bằng cách lập ban nhạc mới của chính anh là Fight. Về mặt hợp đồng, Halford nhận được yêu cầu rời Judas Priest để cho phép tiêu thụ bất cứ sản phẩm nào của Fight. Judas Priest vẫn ngưng hoạt động trong nhiều năm sau ngày Halford ra đi; tuy nhiên, sau cùng ban nhạc tái chắp vá, thu âm và đi tour, tuyển mộ được ca sĩ mới Tim "Ripper" Owens vào năm 1996 (Tim đã biểu diễn trong các album phòng thu JugulatorDemolition).

Danh sách ca khúc[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các ca khúc được viết bởi Glenn Tipton, Rob HalfordK. K. Downing, trừ chỗ ghi chú.

Mặt một
STTNhan đềThời lượng
1."Painkiller"6:06
2."Hell Patrol"3:35
3."All Guns Blazing"3:56
4."Leather Rebel"3:34
5."Metal Meltdown"4:46
Mặt hai
STTNhan đềThời lượng
6."Night Crawler"5:44
7."Between the Hammer & the Anvil"4:47
8."A Touch of Evil" (Tipton, Halford, Downing, Chris Tsangarides)5:42
9."Battle Hymn" (instrumental)0:56
10."One Shot at Glory"6:46
Bài tặng kèm năm 2001
STTNhan đềThời lượng
11."Living Bad Dreams" (thu tại các buổi ghi nháp của Painkiller vào năm 1990)5:20
12."Leather Rebel" (Trực tiếp tại Foundation's Forum, Los Angeles, California, 13 tháng 9 năm 1990)3:38

Xếp hạng[sửa | sửa mã nguồn]

Xếp hạng (1990) Vị trí
cao nhất
Australian Albums (ARIA) 60
Album Áo (Ö3 Austria)[14] 22
Canada Top Albums/CDs (RPM)[15] 29
Finnish Albums (The Official Finnish Charts)[16] 15
Album Đức (Offizielle Top 100)[17] 7
Japanese Albums (Oricon)[18] 13
Album New Zealand (RMNZ)[19] 27
Album Na Uy (VG-lista)[20] 19
Album Thụy Điển (Sverigetopplistan)[21] 19
Album Thụy Sĩ (Schweizer Hitparade)[22] 14
Album Anh Quốc (OCC)[23] 26
Hoa Kỳ Billboard 200[24] 26

Chứng nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc gia Chứng nhận Doanh số
Canada (Music Canada)[25] Vàng 50.000^
Nhật Bản (RIAJ)[26]
1996 release
Vàng 100.000^
Hoa Kỳ (RIAA)[27] Vàng 500.000^

^ Chứng nhận dựa theo doanh số nhập hàng.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Sharpe-Young, Garry (2007). Metal: The Definitive Guide. Jawbone Press. tr. 39–40. ISBN 9781906002015. All in all, Painkiller put Judas Priest back at the top of the heavy metal pile.
  2. ^ Popoff, Martin (2004). The Top 500 Heavy Metal Albums of All Time. ECW Press. tr. 63–4. ISBN 9781554902453.
  3. ^ Huey, Steve (4 tháng 8 năm 2006). “Judas Priest – Painkiller” (bằng tiếng Anh). AllMusic. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2024.
  4. ^ Greg Kennelty (7 tháng 11 năm 2020). “Shocking Revelations: Deep Purple's Keyboardist Reveals He Played Bass On Judas Priest's Painkiller (bằng tiếng Anh). Metal Injection. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2024.
  5. ^ Gábor, Kiss; Vince, Pálinkás (12 tháng 12 năm 2012). “Don Airey: "Profiként csak egy bizonyos összegért mész el játszani" - Shock!” (bằng tiếng Hungary). Shockmagazin. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2024.
  6. ^ Huey, Steve. “Judas Priest - Painkiller”. AllMusic. Truy cập 11 tháng 3 năm 2024.
  7. ^ “Judas Priest: Album Guide”. Rolling Stone. Truy cập 11 tháng 3 năm 2024.
  8. ^ Stagno, Mike (4 tháng 8 năm 2006). “Judas Priest – Painkiller”. Sputnikmusic. Lưu trữ bản gốc 28 Tháng hai năm 2012. Truy cập 8 tháng Năm năm 2012.
  9. ^ Davenport, Rich. “Painkiller - Record Collector Magazine”. Record Collector. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2019.
  10. ^ C. Strong, Martin (2004). The Great Rock Discography (ấn bản 7). Canongate. ISBN 1841955515.
  11. ^ Putterford, Mark (tháng 10 năm 1990). “Hell For Leather”. Select (4): 104.
  12. ^ C. Strong, Martin (2004). Encyclopedia of Popular Music. Canongate. ISBN 1841955515.
  13. ^ “Judas Priest - Painkiller - Encyclopaedia Metallum: The Metal Archives”. Metal-archives.com (bằng tiếng Anh). 8 tháng 6 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2024.
  14. ^ "Austriancharts.at – Judas Priest – Painkiller" (bằng tiếng Đức). Hung Medien. Truy cập 11 tháng 3 năm 2024.
  15. ^ "Top RPM Albums: Issue 1367". RPM. Library and Archives Canada. Truy cập 11 tháng 3 năm 2024.
  16. ^ Pennanen, Timo (2006). Sisältää hitin – levyt ja esittäjät Suomen musiikkilistoilla vuodesta 1972 (bằng tiếng Phần Lan) (ấn bản 1). Helsinki: Kustannusosakeyhtiö Otava. ISBN 978-951-1-21053-5.
  17. ^ "Offiziellecharts.de – Judas Priest – Painkiller" (bằng tiếng Đức). GfK Entertainment Charts. Truy cập 23 March 2015.
  18. ^ Oricon Xếp hạng album Book: Complete Edition 1970–2005 (bằng tiếng Nhật). Roppongi, Tokyo: Oricon Entertainment. 2006. ISBN 4-87131-077-9.
  19. ^ "Charts.nz – Judas Priest – Painkiller" (bằng tiếng Anh). Hung Medien. Truy cập 11 tháng 3 năm 2024.
  20. ^ "Norwegiancharts.com – Judas Priest – Painkiller" (bằng tiếng Anh). Hung Medien. Truy cập 11 tháng 3 năm 2024.
  21. ^ "Swedishcharts.com – Judas Priest – Painkiller" (bằng tiếng Anh). Hung Medien. Truy cập 11 tháng 3 năm 2024.
  22. ^ "Swisscharts.com – Judas Priest – Painkiller" (bằng tiếng Đức). Hung Medien. Truy cập 11 tháng 3 năm 2024.
  23. ^ "Official Albums Chart Top 100" (bằng tiếng Anh). Official Charts Company. Truy cập 11 tháng 3 năm 2024.
  24. ^ "Judas Priest Chart History (Billboard 200)". Billboard (bằng tiếng Anh). Truy cập 11 tháng 3 năm 2024.
  25. ^ “Chứng nhận album Canada – Judas Priest – Painkiller” (bằng tiếng Anh). Music Canada. Truy cập 11 tháng 3 năm 2024.
  26. ^ “Chứng nhận album Nhật Bản – Judas Priest – Painkiller” (bằng tiếng Nhật). Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Nhật Bản. Truy cập 11 tháng 3 năm 2024. Chọn 1996年6月 ở menu thả xuống
  27. ^ “Chứng nhận album Hoa Kỳ – Judas Priest – Painkiller” (bằng tiếng Anh). Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ. Truy cập 11 tháng 3 năm 2024.