Bước tới nội dung

Lutjanus stellatus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lutjanus stellatus
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Lutjaniformes
Họ (familia)Lutjanidae
Chi (genus)Lutjanus
Loài (species)L. stellatus
Danh pháp hai phần
Lutjanus stellatus
Akazaki, 1983

Lutjanus stellatus là một loài cá biển thuộc chi Lutjanus trong họ Cá hồng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1831.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ định danh stellatus trong tiếng Latinh có nghĩa là “đầy sao”, hàm ý đề cập đến đốm trắng ở thân trên, ngay dưới gốc vây lưng mềm của loài cá này.[1]

Phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

L. stellatus có phân bố giới hạn ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương, từ Nam Nhật Bản (gồm cả quần đảo Ogasawara)[2]đảo Jeju[3] trải dài về phía nam đến Hồng Kông.[4] Loài này cũng xuất hiện ở vịnh Hạ Long, và cũng là lần đầu tiên mà loài này được ghi nhận ở Việt Nam.[5]

L. stellatus sinh sống gần rạn san hô và mỏm đá.[6]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở L. stellatus là khoảng 70 cm,[5] thường bắt gặp với chiều dài trung bình khoảng 35 cm.[6]

Lưng và thân trên màu nâu sẫm đến tím nhạt, thân dưới vàng nâu chuyển sang màu cam nhạt ở bụng. Một đốm trắng nhỏ phía trên đường bên, ngay dưới tia vây lưng mềm trước nhất. Một sọc xanh lam từ mõm ngược ra sau nắp mang; rìa trên nắp mang phớt vàng. Các vây màu vàng. Cá con màu vàng nhạt với các sọc xanh ở hai bên thân. Đốm trắng dưới đường bên có viền đen. Một cặp sọc xanh óng bên dưới mắt. Vây vàng.

Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 13–15; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8–9; Số tia vây ở vây ngực: 16–18.[4]

Sinh thái

[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của L. stellatus có thể là cá nhỏ và một số loài thủy sinh không xương sống khác.

L. stellatus là một loài sinh sản theo nhóm. Trứng được thụ tinh có hình cầu, trong suốt, nổi và không có sắc tố. Chúng có đường kính 0,80–0,85 mm và chứa một hạt dầu đơn có đường kính 0,16–0,17 mm. Trứng nở sau khi thụ tinh 30 giờ. Ngay sau khi nở, ấu trùng có tổng chiều dài là 2,48–2,56 mm.[7]

Giá trị

[sửa | sửa mã nguồn]

L. stellatus có thịt ngon, thường được bán tươi.[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Lutjaniformes: Families Haemulidae and Lutjanidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2023.
  2. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Lutjanus stellatus. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2023.
  3. ^ Kim, Maeng Jin; Kim, Byung Yeob; Kim, Joon Sang; Song, Choon Bok (2012). “Two Unrecorded Species of the Snapper (Perciformes: Lutjanidae) Collected from Jeju Island, Korea” (PDF). Fisheries and Aquatic Sciences. 15 (4): 313–316. doi:10.5657/FAS.2012.0313. ISSN 2234-1757.
  4. ^ a b c William D. Anderson & Gerald R. Allen (2001). “Lutjanidae” (PDF). Trong Kent E. Carpenter & Volker H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Vol. 5. Bony fishes part 3. Roma: FAO. tr. 2894. ISBN 92-5-104302-7.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ a b Seishi Kimura; Hisashi Imamura; Nguyễn Văn Quân; Phạm Thùy Dương (biên tập). Fishes of Ha Long Bay, the World Natural Heritage Site in northern Vietnam (PDF). Đại học Mie, Nhật Bản: Fisheries Research Laboratory. tr. 154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  6. ^ a b Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Lutjanus stellatus trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  7. ^ Hamamoto, Syunsaku; Kumagai, Shigeru; Nosaka, Katsumi; Manabe, Saburo; Kasuga, Akira; Iwatsuki, Yukio (1992). “Reproductive Behavior, Eggs and Larvae of a Lutjanid Fish, Lutjanus stellatus, Observed in an Aquarium”. Japanese Journal of Ichthyology. 39 (3): 219–228. doi:10.11369/jji1950.39.219.