Lợn Duroc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lợn Duroc

Hồng Thủy hay còn được gọi là heo giống lợn nhà có nguồn gốc từ Mỹ, đây là giống lợn cao sản cho năng suất thịt cao và đặc biệt là cho thịt lợn siêu nạc.

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Lợn Duroc có nguồn gốc từ miền Đông nước Mỹ và vùng Corn Belt. Dòng Duroc được tạo ra ở vùng New York năm 1823, bởi Isaac Frink. Giống Duroc-Jersey có nguồn của hai dòng khác biệt Jersey đỏ của New Jersey và Duroc của New York. Còn dòng Jersey đỏ được tạo ra vào năm 1850 vùng New Jersey bởi Clark Pettit. Chủ yếu được nuôi ở vùng New Jersey và vùng New York, nước Mỹ.

Đây là giống có nguồn gốc từ Mỹ, nhưng hiện nay đã hiện diện khắp nơi trên thế giới vì chúng cho năng suất cao và tỷ lệ nạc khá lớn, ít mỡ. Lợn Duroc được coi là giống lợn tốt trên thế giới hiện nay và được nuôi rất phổ biến ở nhiều nơi, đặc biệt nuôi theo hướng nạc và sử dụng thịt nướng. Tuy nhiên, nuôi Lợn Duroc cần có chế độ dinh dưỡng cao và chăm sỏc tốt mới đạt được kết quả tốt nhất.

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Lợn toàn thân có lông màu hung đỏ hoặc nâu đỏ (do đó thường gọi heo bò), đầu to vừa phải, mõm dài, tai to và dài, cổ nhỏ và dài, mình dài, vai-lưng-mông-đùi rất phát triển. Lợn thuần chủng có sắc lông đỏ nâu, bốn móng ở mỗi chân màu đen huyền, khi lai có màu vàng nhạt và xuất hiện đốm bông đen (thường ở đùi, mông, bụng). Chúng có tai nhỏ, xụ nhưng gốc tai đứng, lưng còng, ngắn đòn, bụng thon, chân thấp. Giống Duroc là giống tiêu biểu cho hướng nạc, có tầm vóc trung bình. Chúng có bốn móng chân và mõm đen. Thân hình vững chắc, tai xụ từ nửa vành phía trước, dài đòn, chân chắc và khỏe.

Trọng lượng trưởng thành con đực trên 300 kg/con, con cái 200–300 kg/con, tỷ lệ nạc cao. Chúng là giống lợn cho nhiều nạc, mỡ lưng mỏng (10 – 12 mm), nạc có sớ cơ dai, ít vân mỡ nên không ngon lắm, tỷ lệ nạc quày thịt có thể 65%. Chúng tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc cao và chất lượng thịt tốt. có khả năng tăng trọng từ 750-800 g/ngày, 6 tháng tuổi heo thịt có thể đạt 105–125 kg. Duroc trưởng thành con đực nặng tới 370 kg, con cái 250–280 kg. Ở 6 tháng tuổi heo đạt trọng lượng trung bình 70 – 80 kg, nọc nái trưởng thành có thể đạt 200 – 250 kg

Sinh sản[sửa | sửa mã nguồn]

Duroc có khả năng sinh sản tương đối cao. Trung bình đạt 1,7 – 1,8 lứa/năm. Mỗi lứa đẻ từ 9 đến 11 con, heo con trung bình đạt 1,2 – 1,3 kg, Pcs 12 – 15 kg. Sức tiết sữa của lợn đạt 5 – 8 kg/ngày. Khả năng sinh trưởng của heo tốt. Tuy nhiên khả năng sinh sản của nái không cao, đẻ khoảng 7-9 con/lứa, nuôi con kém. Lợn nái đẻ mỗi năm 1,8 lứa, mỗi lứa 8 – chín con, nái tiết sữa kém, nuôi con kém, nhu cầu dinh dưỡng cao, sức kháng bệnh kém.

Do chân thấp nên nái tơ Duroc phối với lợn đực cao chân thường khó khăn trắc trở và có thể xảy ra việc dương vật lợn đực có thẻ gieo nhầm vào hậu môn thay vì âm đạo (tình dục bằng đường hậu môn), ngược lại nọc tơ Duroc phối với nái cao thường khó khăn như dễ bị té bật ngửa, hoảng sợ, hoặc dương vật không đi sâu qua cổ tử cung nên tỉ lệ đậu thai thấp, tinh trùng thường bị trào ra ngoài âm đạo sau khi phối trực tiếp, nó có thể bị phụt ra ngoài và khó thụ thai.

Dòng lai[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay ở một số nước, giống lợn này thường được nuôi thuần và chỉ để tạo dòng đực cuối để phối với nái sinh sản để sản xuất heo con nuôi thịt. Sử dụng làm nguyên liệu dòng đực để lai tạo với lợn nái lai F1(Yorkshire x Landrace) tạo heo thịt thương phẩm cho tỷ lệ nạc cao.(54-56%). Cũng có sự lai tạo giữ Pietrain và Duroc. Lai giữa đực Pietrain và cái Duroc, công thức lai này không đảo ngược DuPi vì nái Pietrain nuôi con kém, năng suất sữa kém, ít con trên mỗi lứa. Con lai PiDu đực được tuyển lựa để tạo dòng đực cuối rất được nhà chăn nuôi ưa chuộng thay vì phải dùng đực cuối Pietrain hay Duroc nuôi năng suất kém, chậm lớn, khó nuôi.

Nhóm đực PiDu không làm giống sẽ thiến cũng với heo nái PiDu để nuôi thịt. Nhóm heo này thịt có tỉ lệ nạc cao (trên 65%), 180 ngày tuổi có thể đạt 85 – 90 kg, mỡ lưng mỏng dưới 10 mm, chất lượng nạc vừa phải, dai, ít hương vị, ít vân mỡ, nhưng giá thành xuất heo thịt cao. Giống heo này đã được nhập vào Việt Nam vào khoảng 1956 ở miền Nam, sau đó đến 1975,được nhập vào Việt Nam qua nhiều chương trình và các công ty chăn nuôi. Giống Duroc được chọn một trong những giống tốt để thực hiện chương trình nạc hóa đàn heo ở Việt Nam.

Giống lợn Pidu là giống lợn lai 2 máu ngoại giữa 2 giống lợn Duroc và Pietrant. Giống lợn Pidu có tỷ lệ máu lai 50% giống Duroc, 50% Pietran được chọn lọc qua nhiều thế hệ thừa hưởng được các ưu điểm của hai giống lợn trên về khả năng tăng trọng, chất lượng thịt và tỷ lệ nạc cao. Màu lông nâu nhạt, đỏ thẫm, tai cúp về phía trước, mõm thẳng, thân hình dài, mông vai phát triển, tăng trọng nhanh. Các chỉ tiêu năng suất. Trọng lượng trưởng thành con đực 300–350 kg. Tỷ lệ nạc 60– 62%. Đạt 100 kg khi được 150–160 ngày tuổi[1].

Giống Pi4: là giống lợn lai 3 máu ngoại gồm các giống Duroc, Pietrain, Yorkshire với tỷ lệ máu lai 25%, 50%, 25% được chọn lọc qua nhiều thế hệ và thừa hưởng được các đặc tính nổi trội của 3 giống lợn trên. Thân hình nở nang, mông vai rất phát triển, bốn chân nhỏ, đầu nhỏ có màu lông đỏ hoặc nâu nhạt. Tăng trọng nhanh, tiêu tốn ít thức ăn. Các chỉ tiêu năng suất. Tỷ lệ thịt xẻ cao, tỷ lệ nạc trên 62%. Ở 2 tháng tuổi tăng trọng 286g/ngày, 4 tháng tuổi tăng trọng 816g/ngày, 6 tháng tuổi tăng trọng 850g/ngày và đạt 100 kg khi được 128 ngày tuổi. Tiêu tốn thức ăn 2,6 kg/1 kg tăng trọng[2].

Giống Maxter 16: là giống lợn lai 4 máu gồm các giống Pietran, Duroc, Yorkshire, Hampshire. Trong đó tỷ lệ máu lai là 75% giống Pietran, 25% các giống Duroc, Yorkshire, Hampshire. Thân hình nở nang, cơ bắp phát triển, màu lang trắng đen. Các chỉ tiêu năng suất. Tỷ lệ thịt xẻ cao, tỷ lệ nạc trên 62%. Ở 2 tháng tuổi tăng trọng 300 – 315g/ngày, 4 tháng tuổi tăng trọng 816 – 66g/ngày, 6 tháng tuổi tăng trọng 850g/ngày và đạt 100 kg khi được 150 ngày tuổi. Tiêu tốn 2,6 – 2,7 kg thức ăn/1 kg tăng trọng[3].

Lợn L hay còn gọi là lợn lai, là tổ hợp các dòng lai từ các giống ngoại khác nhau tạo la giống lai thương phẩm, hiện nay các dòng lợn của công ty PIC (L19, L95, L06, L11, L64) hay còn gọi là Lợn L (19, 95, 06, 11, 64) được Việt Nam công nhận chính thức và cho phép lưu hành, sản xuất, kinh doanh. Các dòng lai này được sử dụng dựa trên các ký hiệu của một số dòng lợn ngoại được sử dụng như: Lợn Yorkshire (Y) – lợn Landrace (L hoặc LR) – Lợn Duroc (D hoặc Du) – Lợn Pierrain (Pi) – Lợn Móng Cái (MC).

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2016.
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2016.
  3. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2016.