Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2005

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2005
Bản đồ tóm lược mùa bão
Lần đầu hình thành 13 tháng 1 năm 2005
Lần cuối cùng tan 22 tháng 12 năm 2005
Bão mạnh nhất Haitang – 920 mbar hPa (mbar), 195 km/h (120 mph) (duy trì liên tục trong 10 phút)
Áp thấp nhiệt đới 32
Tổng số bão 23
Bão cuồng phong 13
Siêu bão cuồng phong 3
Số người chết 627
Thiệt hại $9.37 tỉ (USD 2005)
Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương
2003, 2004, 2005, 2006, 2007

Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2005 là một sự kiện mà theo đó các xoáy thuận nhiệt đới hình thành ở vùng phía tây bắc của Thái Bình Dương. Mùa bão sẽ kéo dài trong suốt năm 2013 với phần lớn các cơn bão hình thành từ tháng 5 đến tháng 11. Bài viết này chỉ đề cập đến các cơn bão hình thành trong phạm vi của Thái Bình Dương ở Bắc Bán Cầu và từ kinh tuyến 100 đến 180 độ. Trong khu vực tây bắc Thái Bình Dương, có 2 cơ quan khí tượng hoạt động độc lập nhau, nên một cơn bão có thể có 2 tên gọi khác nhau. JMA sẽ đặt tên cho một cơn bão khi sức gió duy trì trong vòng 10 phút đạt ít nhất 65 km/h, (40 mph) bất kỳ nơi đây trong vùng đã đề cập trên. Trong Khi đó, PAGASA sẽ đặt tên cho một cơn bão khi nó hình thành từ một áp thấp nhiệt đới trong phạm vi giám sát của họ giữa 135°Đ và 115°Đ và giữa 5°B-25°B thậm chí JMA đã đặt tên cho nó. Các áp thấp nhiệt đới được JTWC theo dõi và đặt tên có ký tự "W" phía trước một con số.

Mùa bão năm 2005, bão và áp thấp nhiệt đới tập trung ở khu vực từ Nam Định đến Hà Tĩnh với 6 cơn bão. Cơn bão số 2 (Washi) đổ bộ vào Nam Định - Ninh Bình và cơn bão số 7 (Damrey) đổ bộ vào Ninh Bình - Thanh Hóa là 2 cơn bão gây thiệt hại nghiêm trọng, tàn phá đê biển Bắc Bộ và Thanh Hóa.

Tóm tắt mùa bão[sửa | sửa mã nguồn]

Các cơn bão[sửa | sửa mã nguồn]

Bão Kulap[sửa | sửa mã nguồn]

Bão nhiệt đới dữ dội (JMA)
Bão cuồng phong cấp 1 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại13 tháng 1 – 19 tháng 1
Cường độ cực đại95 km/h (60 mph) (10-min)  985 hPa (mbar)

Bão Roke (Auring)(bão số 1)[sửa | sửa mã nguồn]

Bão nhiệt đới dữ dội (JMA)
Bão cuồng phong cấp 1 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại15 tháng 3 – 18 tháng 3
Cường độ cực đại100 km/h (65 mph) (10-min)  980 hPa (mbar)

Bão Sonca (Bising)[sửa | sửa mã nguồn]

Bão cuồng phong rất mạnh (JMA)
Bão cuồng phong cấp 4 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại23 tháng 4 – 27 tháng 4
Cường độ cực đại165 km/h (105 mph) (10-min)  935 hPa (mbar)

Áp thấp nhiệt đới Crising[sửa | sửa mã nguồn]

Áp thấp nhiệt đới (PAGASA)
 
Thời gian tồn tại16 tháng 5 – 17 tháng 5
Cường độ cực đại55 km/h (35 mph) (10-min)  1006 hPa (mbar)

Bão Nesat (Dante)[sửa | sửa mã nguồn]

Bão cuồng phong rất mạnh (JMA)
Bão cuồng phong cấp 4 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại31 tháng 5 – 11 tháng 6
Cường độ cực đại175 km/h (110 mph) (10-min)  930 hPa (mbar)

Áp thấp nhiệt đới Emong[sửa | sửa mã nguồn]

Áp thấp nhiệt đới (PAGASA)
 
Thời gian tồn tại4 tháng 7 – 6 tháng 7
Cường độ cực đại55 km/h (35 mph) (10-min)  1000 hPa (mbar)

Bão Haitang (Feria)[sửa | sửa mã nguồn]

Bão cuồng phong dữ dội (JMA)
Siêu bão cuồng phong cấp 5 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại13 tháng 7 – 20 tháng 7
Cường độ cực đại195 km/h (120 mph) (10-min)  920 hPa (mbar)

Bão Nalgae[sửa | sửa mã nguồn]

Bão nhiệt đới (JMA)
Bão nhiệt đới (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại20 tháng 7 – 24 tháng 7
Cường độ cực đại85 km/h (50 mph) (10-min)  990 hPa (mbar)

Bão Banyan[sửa | sửa mã nguồn]

Bão nhiệt đới dữ dội (JMA)
Bão nhiệt đới (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại21 tháng 7 – 28 tháng 7
Cường độ cực đại100 km/h (65 mph) (10-min)  975 hPa (mbar)

Bão Washi(bão số 2)[sửa | sửa mã nguồn]

Bão nhiệt đới (JMA)
Bão nhiệt đới (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại29 tháng 7 – 31 tháng 7
Cường độ cực đại85 km/h (50 mph) (10-min)  985 hPa (mbar)

Bão Matsa (Gorio)[sửa | sửa mã nguồn]

Bão cuồng phong mạnh (JMA)
Bão cuồng phong cấp 2 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại30 tháng 7 – 7 tháng 8
Cường độ cực đại150 km/h (90 mph) (10-min)  950 hPa (mbar)

Bão Sanvu (Huaning) (bão số 4)[sửa | sửa mã nguồn]

Bão nhiệt đới dữ dội (JMA)
Bão cuồng phong cấp 1 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại11 tháng 8 – 14 tháng 8
Cường độ cực đại95 km/h (60 mph) (10-min)  985 hPa (mbar)

Bão Mawar[sửa | sửa mã nguồn]

Bão cuồng phong rất mạnh (JMA)
Bão cuồng phong cấp 4 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại19 tháng 8 – 28 tháng 8
Cường độ cực đại175 km/h (110 mph) (10-min)  930 hPa (mbar)

Bão Guchol[sửa | sửa mã nguồn]

Bão nhiệt đới dữ dội (JMA)
Bão cuồng phong cấp 1 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại21 tháng 8 – 25 tháng 8
Cường độ cực đại100 km/h (65 mph) (10-min)  980 hPa (mbar)

Bão Talim (Isang)[sửa | sửa mã nguồn]

Bão cuồng phong rất mạnh (JMA)
Siêu bão cuồng phong cấp 4 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại27 tháng 8 – 2 tháng 9
Cường độ cực đại175 km/h (110 mph) (10-min)  925 hPa (mbar)

Bão Nabi (Jolina)[sửa | sửa mã nguồn]

Bão cuồng phong rất mạnh (JMA)
Siêu bão cuồng phong cấp 5 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại29 tháng 8 – 8 tháng 9
Cường độ cực đại175 km/h (110 mph) (10-min)  925 hPa (mbar)

Bão Khanun (Kiko)[sửa | sửa mã nguồn]

Bão cuồng phong rất mạnh (JMA)
Bão cuồng phong cấp 4 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại7 tháng 9 – 13 tháng 9
Cường độ cực đại155 km/h (100 mph) (10-min)  945 hPa (mbar)

Bão Vicente (bão số 6)[sửa | sửa mã nguồn]

Bão nhiệt đới (JMA)
Bão nhiệt đới (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại16 tháng 9 – 18 tháng 9
Cường độ cực đại85 km/h (50 mph) (10-min)  985 hPa (mbar)

Bão Saola[sửa | sửa mã nguồn]

Bão cuồng phong mạnh (JMA)
Bão cuồng phong cấp 3 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại20 tháng 9 – 26 tháng 9
Cường độ cực đại150 km/h (90 mph) (10-min)  950 hPa (mbar)

Bão Damrey (Labuyo) (bão số 7)[sửa | sửa mã nguồn]

Bão cuồng phong mạnh (JMA)
Bão cuồng phong cấp 2 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại21 tháng 9 – 27 tháng 9
Cường độ cực đại150 km/h (90 mph) (10-min)  955 hPa (mbar)

Bão Longwang (Maring)[sửa | sửa mã nguồn]

Bão cuồng phong rất mạnh (JMA)
Bão cuồng phong cấp 4 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại26 tháng 9 – 3 tháng 10
Cường độ cực đại175 km/h (110 mph) (10-min)  930 hPa (mbar)

Áp thấp nhiệt đới 20W[sửa | sửa mã nguồn]

Áp thấp nhiệt đới (JMA)
Áp thấp nhiệt đới (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại6 tháng 10 – 8 tháng 10
Cường độ cực đại55 km/h (35 mph) (10-min)  1006 hPa (mbar)

Bão Kirogi (Nando)[sửa | sửa mã nguồn]

Bão cuồng phong rất mạnh (JMA)
Bão cuồng phong cấp 4 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại10 tháng 10 – 19 tháng 10
Cường độ cực đại185 km/h (115 mph) (10-min)  930 hPa (mbar)

Bão Kai-tak (bão số 8)[sửa | sửa mã nguồn]

Bão cuồng phong mạnh (JMA)
Bão cuồng phong cấp 2 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại29 tháng 10 – 2 tháng 11
Cường độ cực đại150 km/h (90 mph) (10-min)  950 hPa (mbar)

Bão Tembin (Ondoy) (Bão số 9)[sửa | sửa mã nguồn]

Bão nhiệt đới (JMA)
Bão nhiệt đới (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại7 tháng 11 – 11 tháng 11
Cường độ cực đại65 km/h (40 mph) (10-min)  1002 hPa (mbar)

Bão Bolaven (Pepeng)[sửa | sửa mã nguồn]

Bão nhiệt đới dữ dội (JMA)
Bão cuồng phong cấp 1 (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại16 tháng 11 – 20 tháng 11
Cường độ cực đại100 km/h (65 mph) (10-min)  985 hPa (mbar)

Áp thấp nhiệt đới 25W (Quedan)[sửa | sửa mã nguồn]

Áp thấp nhiệt đới (PAGASA)
Bão nhiệt đới (SSHWS)
 
Thời gian tồn tại16 tháng 12 – 22 tháng 12
Cường độ cực đại55 km/h (35 mph) (10-min)  1000 hPa (mbar)

Tên gọi của bão[sửa | sửa mã nguồn]

Tên quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Các xoáy thuận nhiệt đới được đặt tên theo danh sách bên dưới do Trung tâm khí tượng khu vực chuyên biệtTokyo, Nhật Bản, khi một xoáy thuận đạt đến độ mạnh của bão.[1] Các tên gọi do các thành viên của ESCAP/WMO Typhoon Committee đề xuất. Mỗi nước trong số 14 nước và vùng lãnh thổ thành viên đưa ra 10 tên gọi, được sử dụng theo thứ tự ABC, bằng tên tiếng Anh của quốc gia đó.[2] Sau đây là các tên gọi đã đặt cho các cơn bão năm 2005.

  • Kulap (0501)
  • Roke (0502)
  • Sonca (0503)
  • Nesat (0504)
  • Haitang (0505)
  • Nalgae (0506)
  • Banyan (0507)
  • Washi (0508)
  • Matsa (0509)
  • Sanvu (0510)
  • Mawar (0511)
  • Guchol (0512)
  • Talim (0513)
  • Nabi (0514)
  • Khanun (0515)
  • Vicente (0516)
  • Saola (0517)
  • Damrey (0518)
  • Longwang (0519)
  • Kirogi (0520)
  • Kai-tak (0521)
  • Tembin (0522)
  • Bolaven (0523)

Tên địa phương của Philippine[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ quan Pagasa sử dụng chương trình đặt tên riêng của mình cho cơn bão nhiệt đới trong khu vực theo dõi của họ. Pagasa đặt tên cho áp thấp nhiệt đới đã hình thành trong khu vực theo dõi của mình và bất kỳ cơn bão nhiệt đới có thể di chuyển vào khu vực theo dõi của họ. Nên danh sách các tên trong năm đó bị sử dụng hết, tên sẽ được lấy từ một danh sách phụ trợ, các bão đầu tiên được xuất bản mỗi năm trước khi mùa bão bắt đầu. Tên còn lập lại (chưa bị khai tử) từ danh sách này sẽ được sử dụng một lần nữa trong mùa bão năm 2017. Đây là danh sách tương tự được sử dụng trong mùa bão 2005.

  • Auring (0502)
  • Bising(0503)
  • Crising
  • Dante (0504)
  • Emong
  • Feria (0505)
  • Gorio] (0509)
  • Huaning (0510)
  • Isang (0513)
  • Jolina (0514)
  • Kiko (0515)
  • Labuyo (0518)
  • Maring (0519)
  • Nando (0520)
  • Ondoy (0522)
  • Pepeng (0523)
  • Quedan (25W)
  • Ramil (chưa sử dụng)
  • Santi (chưa sử dụng)
  • Tino (chưa sử dụng)
  • Undang (chưa sử dụng)
  • Vinta (chưa sử dụng)
  • Wilma (chưa sử dụng)
  • Yolanda (chưa sử dụng)
  • Zoraida (chưa sử dụng)

Danh sách phụ trợ

  • Alamid (chưa sử dụng)
  • Bruno (chưa sử dụng)
  • Conching (chưa sử dụng)
  • Dolor (chưa sử dụng)
  • Ernie (chưa sử dụng)
  • Florante (chưa sử dụng)
  • Gerardo (chưa sử dụng)
  • Hernan (chưa sử dụng)
  • Isko (chưa sử dụng)
  • Jerome (chưa sử dụng)

Số hiệu một cơn bão tại Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Các cơn bão[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Việt Nam một cơn bão được đặt số hiệu khi nó đi vào vùng thuộc phạm vi theo dõi của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương Quốc gia được xác định trên biển Đông phía Tây kinh tuyến 120 độ kinh Đông và phía bắc vĩ tuyến 10 độ vĩ Bắc. Số hiệu của bão được đặt theo số thứ tự xuất hiện của nó trong năm ví dụ: Bão số 1, bão số 2,...

Dưới đây là các cơn bão đã được Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương Quốc gia đặt số hiệu trong năm 2005:

  • Bão số 1 (Roke) (tan ở Nam Biển Đông)
  • Bão số 2 (Washi) (đổ bộ phía Bắc tỉnh Ninh Bình)
  • Bão số 3 (không chính thức) (đổ bộ Thanh Hóa)
  • Bão số 4 (Sanvu) (đổ bộ Nam Trung Quốc)
  • Bão số 5 (không chính thức) (đổ bộ Nghệ An)
  • Bão số 6 (Vicente) (đổ bộ phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh)
  • Bão số 7 (Damrey) (đổ bộ phía Bắc tỉnh Thanh Hóa)
  • Bão số 8 (Kai-tak) (tan ở ven bờ Nam Định-Ninh Bình)
  • Bão số 9 (Tembin) (tan ở Bắc Biển Đông)

Về hai cơn bão số 3 và số 5[sửa | sửa mã nguồn]

Là hai cơn bão không chính thức, chỉ là các áp thấp nhiệt đới theo dự báo của các đài khác nhưng Việt Nam thì cho là bão.

  • Cơn bão số 3: Hình thành từ một vùng thấp trên quần đảo Hoàng Sa, mạnh lên thành bão trên Vịnh Bắc Bộ, đổ bộ Thanh Hóa ngày 12 tháng 8.
  • Cơn bão số 5: Hình thành từ một vùng thấp gần Philippines và mạnh lên thành bão trên Vịnh Bắc Bộ, đổ bộ Nghệ An ngày 30 tháng 8.[3]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Gary Padgett. “Monthly Tropical Cyclone summary December 1999”. Australian Severe Weather. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2008.
  2. ^ “Tropical Cyclone names”. JMA. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2008.
  3. ^ Đặc điểm KTTV 2005