Mỹ Trung, Cái Bè

Mỹ Trung
Xã Mỹ Trung
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhTiền Giang
HuyệnCái Bè
Trụ sở UBNDấp Mỹ Thị A[1]
Thành lập1990[2]
Địa lý
Tọa độ: 10°27′20″B 105°54′33″Đ / 10,45556°B 105,90917°Đ / 10.45556; 105.90917
MapBản đồ xã Mỹ Trung
Mỹ Trung trên bản đồ Việt Nam
Mỹ Trung
Mỹ Trung
Vị trí xã Mỹ Trung trên bản đồ Việt Nam
Diện tích24,75 km²[3]
Dân số (2008)
Tổng cộng8.200 người[4]
Mật độ331 người/km²
Dân tộcKinh
Khác
Mã hành chính28369[5]
Số điện thoại02733.825701[1]

Mỹ Trung là một thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Mỹ Trung tiếp giáp xã Hậu Mỹ Bắc A, xã Thiện Trung ở phía đông, tiếp giáp xã Mỹ Lợi B và xã Mỹ Tân ở phía nam, tây và bắc tiếp giáp xã Phú Điền, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.[6]

Các kênh, rạch chảy qua địa bàn xã gồm: Kênh 1, Kênh 2, Kênh 3, Kênh 4, Kênh 5, Kênh 20, Kênh 28, Kênh 300, Kênh 1000, Kênh 2 Tuấn, Kênh 6 - Bằng Lăng, Kênh 6 Đàn, Kênh 500 - Bằng Lăng, Kênh Nguyễn Văn Tiếp B, Kênh Sáu Khanh, Kênh Tám Thước, Kênh Trà, Kênh Tư Cơ.[7]

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Xã có diện tích 24,75 km²,[3] dân số năm 2008 là 8.200 người,[4] mật độ 331 người/km².

Xã Mỹ Trung được chia thành 4 ấp:[7]

  • Mỹ Hiệp
  • Mỹ Hòa
  • Mỹ Thị A
  • Mỹ Thị B

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 11 tháng 12 năm 1939, làng Mỹ Trung lập nên từ việc nhập đất đai của 3 làng Mỹ Đức Tây, Mỹ Lợi, Mỹ An.[8]

Cho đến trước năm 1945, vùng thuộc làng Mỹ Đức Tây.[4]

Ngày 3 tháng 8 năm 1951, lực lượng Việt Minh phục kích diệt một trung đội lính Âu-Phi và đánh chìm 1 tàu chiến nhỏ của quân Pháp gần Ngã Sáu.[9]

Năm 1956, Mỹ Trung thuộc tổng Phong Thạnh, đến 22 tháng 10 thì giải thể.[8]

Ngày 20 tháng 7 năm 1960, 15.000 người ở Mỹ Trung biểu tình chống chính phủ, họ đã đi dọc theo kênh 28.[10]

Trong chiến tranh Việt Nam, vào năm 1967, Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã xây dựng tại Mỹ Trung một căn cứ quân sự lớn[11] thường gọi là yếu khu Ngã Sáu, đồn trú tại đây 1 tiểu đoàn bảo an với 250 lính, trang bị cả pháo binh hạng nặng nhằm khống chế vùng Đồng Tháp Mười.[12]

Từ ngày 11 đến 13 tháng 3 năm 1975, quân Giải phóng miền Nam đã mở chiến dịch tấn công bao vây và hạ yếu khu Ngã Sáu. Đây là trận đánh lớn cuối cùng trong chiến tranh Việt Nam trên địa bàn Tiền Giang.[12]

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tái lập xã Mỹ Trung thuộc Mỹ Tho, Tiền Giang.[8]

Di tích[sửa | sửa mã nguồn]

Gần chợ xã là Khu di tích chiến thắng Ngã Sáu – Bằng Lăng[13] là di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh.[14]

Kinh tế – Xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Đường quan trọng trong xã là đoạn cuối của tỉnh lộ 863,[a] hoàn toàn trải nhựa, đường chạy cặp theo Kênh 28. Hầu hết các đường khác trong xã đều được đổ đan. Kinh tế của xã chủ yếu là trồng lúa theo mô hình kết hợp lúa - cá, các cánh đồng lúa được nuôi kết hợp các giống cá: rô đồng, trê lai, sặc rằn, mè, trắm, rô phi dòng gifl,...[16] Diện tích lúa 3 vụ là 1.545 ha.[12] Ngoài ra xã còn tổ chức mô hình cánh đồng 300 ha.[17] Xã có Hợp tác xã nông nghiệp Nguyễn Văn Thạnh, với 520 thành viên và diện tích sản xuất trên 500 ha.[12] Dân cư sống dọc theo các đường liên ấp, chạy dọc các bờ kênh, ngoài lúa còn trồng mít, chuối,...quanh nhà. Về lĩnh vực chăn nuôi, Mỹ Trung có tổng đàn heo 16.000 con, đàn bò 120 con, đàn dê 220 con, đàn gia cầm 103.000 con.[12]

Diện tích đất tự nhiên 2.416,4690 ha.[4]

Loại đất Diện tích
(hecta)
Chú thích
Trồng lúa 1.874,8513 [4]
Vườn cây 294,2613 [4]
Thổ cư 306,6 [4]
Nuôi trồng thủy sản 1,95 [4]
Chưa khai thác 7,7133 [4]
Rừng 0

Trung tâm mua bán của xã là chợ Mỹ Trung nằm ở phía tây, đoạn cuối của tỉnh lộ 863, ngay Ngã Sáu (điểm giao của 6 con kênh), đối diện với chợ xã Phú Điền, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Cây cầu dây văng dầm thép Khang Nhật bắc qua Kênh 28 là cây cầu lớn nhất và quan trọng nhất xã, được xây dựng và khánh thành vào năm 2017, phục vụ 15.000 lượt người qua lại mỗi ngày.[18][19]

Dân số – xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Dân số năm 1999 là 7.845 người,[3] mật độ dân số đạt 317 người/km². Năm 2008, dân số xã là 8.200 người, thuộc 1.781 hộ gia đình. Vào năm 2004, tỉ lệ sinh: 1,25%; tỉ lệ tử: 0,42%.[4]

Giới tính[sửa | sửa mã nguồn]

Giới tính Số dân Chú thích
Nam 3.593 [4]
Nữ 4.607 [4]
  Tỉ lệ nam (43.82%)
  Tỉ lệ nữ (56.18%)

Dân tộc[sửa | sửa mã nguồn]

Dân tộc Số người Chú thích
Kinh 8.200 [4]
Hoa 0 [4]
  Kinh (100.00%)
  khác (00.00%)

Toàn xã có 10 bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 195 liệt sĩ, 55 thương binh, 6 gia đình có công với nước, 262 huân chương của tập thể và cá nhân.[4]

Ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Đường tỉnh 863 có chiều dài 15,7 km, với điểm đầu là Ngã ba Lộ Mới ở xã Hậu Thành và điểm cuối là Ngã Sáu thuộc xã Mỹ Trung.[15]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “HỆ THỐNG CÁC CƠ QUAN: UBND HUYỆN CÁI BÈ VÀ CÁC PHÒNG BAN CHUYÊN MÔN”. caibe.tiengiang.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2021.
  2. ^ 521/1990/QĐ-TCCP
  3. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  4. ^ a b c d e f g h i j k l m n o “Các đơn vị hành chính tỉnh Tiền Giang hiện nay: CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH THUỘC HUYỆN CÁI BÈ”. tiengiang.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2021.
  5. ^ Tổng cục Thống kê
  6. ^ “Bản đồ huyện Cái Bè”. caibe.tiengiang.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2021.
  7. ^ a b “THÔNG TƯ: BAN HÀNH DANH MỤC ĐỊA DANH DÂN CƯ, SƠN VĂN, THỦY VĂN, KINH TẾ - XÃ HỘI PHỤC VỤ CÔNG TÁC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ PHẦN ĐẤT LIỀN TỈNH TIỀN GIANG”. thuvienphapluat.vn. ngày 26 tháng 7 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2021.
  8. ^ a b c Địa chí Tiền Giang, Tập 1, Sđd, tr. 59
  9. ^ Lịch sử đảng bộ tỉnh Tiền Giang...(1985), Sđd, tr. 206
  10. ^ Lê Hồng Lĩnh (2006), Sđd, tr. 328
  11. ^ Từ điển địa danh..., Sđd, tr. 287
  12. ^ a b c d e Minh Trí (ngày 29 tháng 4 năm 2020). “Vùng Đồng Tháp Mười đi lên cùng quê hương đổi mới”. tiengiang.gov.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2021.
  13. ^ Tấn Đời (ngày 3 tháng 3 năm 2015). “Chiến thắng Ngã Sáu - Bằng Lăng”. báo Ấp Bắc. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2021.
  14. ^ “Tiền Giang xếp hạng tám di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh”. báo Nhân Dân. ngày 3 tháng 1 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2021.
  15. ^ “QUYẾT ĐỊNH: BAN HÀNH DANH MỤC SỐ HIỆU ĐƯỜNG BỘ THUỘC CẤP TỈNH QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG”. ngày 21 tháng 12 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2021.
  16. ^ Minh Trí (ngày 10 tháng 12 năm 2012). “Nhân rộng mô hình sản xuất cá + lúa ở vùng ngập lũ”. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2021.
  17. ^ Thành Danh (ngày 24 tháng 2 năm 2018). “Ra mắt xã nông thôn mới Mỹ Trung, huyện Cái Bè”. Đài phát thanh - Truyền hình Tiền Giang. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2021.
  18. ^ “Lễ khởi công cầu Khang Nhật”. namphuongfoundation.org. ngày 27 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2021.
  19. ^ “KHÁNH THÀNH CẦU KHANG NHẬT: NIỀM VUI VỀ VỚI NGƯỜI DÂN HUYỆN CÁI BÈ”. tondonga.com.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2021.

Sách[sửa | sửa mã nguồn]