Mai Kiều Liên
Giao diện
Mai Kiều Liên | |
---|---|
Sinh | 1 tháng 9, 1953 Paris, Pháp |
Quốc tịch | Việt Nam |
Dân tộc | Kinh |
Trường lớp | Trường Đại học Công nghệ Chế biến sữa |
Nghề nghiệp | CEO Vinamilk |
Phối ngẫu | Nguyễn Hiệp |
Mai Kiều Liên (sinh ngày 1 tháng 9 năm 1953) là một nữ doanh nhân người Việt Nam.[1] Từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII, bà được biết đến với vai trò Tổng giám đốc của Vinamilk.
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]- Mai Kiều Liên sinh ngày 1 tháng 9 năm 1953 tại Paris, Pháp; nguyên quán: Vị Thanh, Hậu Giang, là người dân tộc Kinh. Cha của bà là bác sĩ Mai Văn Thông (1928–2013), mẹ là Nguyễn Kim Tòng[2]. Cha mẹ đều là bác sĩ nặng lòng yêu quê hương nên đã vui vẻ chấp nhận mọi gian nan khi đưa cả gia đình trở về Việt Nam năm 1957.
- Mai Kiều Liên học tại trường Trưng Vương-Hà Nội, vào những năm chiến tranh khốc liệt phải sơ tán về nông thôn, học giữa bãi sông Hồng.
- 1976: tốt nghiệp Đại học từ năm 1976 về chế biến thịt và sữa tại Moscow, Liên Xô.[3]
- 8/1976 – 8/1980: Kỹ sư phụ trách Khối sản xuất sữa đặc và sữa chua Nhà máy sữa Trường Thọ, Công ty Sữa – Cà phê Miền Nam (tiền thân của Công ty Sữa Việt Nam).
- 8/1980 – 2/1982: Kỹ sư Công nghệ Phòng Kỹ thuật Xí nghiệp Liên hợp Sữa Cà phê Bánh kẹo 1.
- 2/1982 – 9/1983: Trợ lý Giám đốc, Phó Giám đốc Kỹ thuật Nhà máy Sữa Thống Nhất, Xí nghiệp Liên hợp Sữa Cà phê Bánh kẹo 1.
- 9/1983 – 6/1984, bà đi học Quản lý Kinh tế tại Đại học Kinh tế Leningrad, Liên Xô.
- 7/1984 – 11/1992: Phó Tổng Giám đốc Vinamilk, phụ trách lĩnh vực kinh tế.
- 12/1992 – nay: Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).
- 1996 – 2001: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII [4]
- 11/2003 – 7/2015: Kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).[5][6]
- 2020-2024: Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần GTNfoods
Trình độ chuyên môn
[sửa | sửa mã nguồn]- Chứng chỉ Quản lý Kinh tế, Đại học Kỹ sư Kinh tế Leningrad, Nga.
- Chứng chỉ Quản lý chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia, Việt Nam.
- Kỹ sư về chế biến thịt và sữa, Đại học Moscow, Liên Xô.
- Chứng chỉ đào tạo về Quản trị Công ty.
Danh hiệu
[sửa | sửa mã nguồn]- Anh hùng Lao động Thời Kỳ Đổi Mới (năm 2005).
- Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2022).
- Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2006).
- Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2001).
- 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á,do Forbes Asia bình chọn bốn năm liên tiếp từ 2012.
- 50 Phụ nữ Ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2017 (Forbes Vietnam[7]).
Gia đình
[sửa | sửa mã nguồn]Chồng bà là Nguyễn Hiệp, công tác tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.[cần dẫn nguồn]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Forbes tôn vinh bà Mai Kiều Liên
- ^ “Người bác sĩ đáng kính”. Sài Gòn giải phóng. 29 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2023.
- ^ “Vinamilk” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2012.
- ^ Đồng chí Mai Kiều Liên Lưu trữ 2015-11-21 tại Wayback Machine - Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Ngày 15/1/2010. Cập nhật lúc 10h 42'.
- ^ Mai Kiều Liên - người phụ nữ và thương hiệu 1 tỷ USD Lưu trữ 2012-03-09 tại Wayback Machine HIV Online, Theo Phununet - 00:00' 20/01/2009 (GMT+7).
- ^ “Bà Mai Kiều Liên rời ghế Chủ tịch Vinamilk”. vnexpress. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2015. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|access-date=
(trợ giúp) - ^ “Danh sách 50 người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam”.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Thể loại:
- Sơ khai chính khách Việt Nam
- Sinh năm 1953
- Người Paris
- Người Hậu Giang
- Doanh nhân Việt Nam
- Nữ doanh nhân Việt Nam
- Lãnh đạo doanh nghiệp
- Nữ lãnh đạo doanh nghiệp
- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII
- Huân chương Lao động
- Người được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động
- Nhân vật còn sống
- Cựu học sinh trường Trung học cơ sở Trưng Vương, Hà Nội