Mai Thúc Huy
Mai Thiếu Đế 梅少帝 | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Vua Việt Nam | |||||||||
Vua Việt Nam thời Bắc thuộc | |||||||||
Lãnh đạo | 722 - 723 | ||||||||
Tiền nhiệm | Mai Hắc Đế | ||||||||
Kế nhiệm | Bạch Đầu đế | ||||||||
Thông tin chung | |||||||||
Mất | 723 | ||||||||
| |||||||||
Thân phụ | Mai Hắc Đế |
Mai Thiếu Đế (chữ Hán: 梅少帝; ? – 723?) là một vị vua truyền thuyết Việt Nam. Tương truyền, ông là người kế vị vua Mai Hắc Đế trong lịch sử Việt Nam.
Thân thế
[sửa | sửa mã nguồn]Theo các nguồn tư liệu gia phả, thần phả, Mai Thiếu Đế tên thật là Mai Thúc Huy, là con trai út của Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế). Chưa rõ Mai Thúc Huy là con của người vợ cả Đinh Ngọc Tô hay vợ thứ Phạm Thị Uyển (người Đường Lâm). Bản thân Mai Thiếu Đế không được ghi chép lại trong bất cứ nguồn sử liệu chính thống nào.
Cuộc đời
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 722, sau khi kinh đô Vạn An thất thủ, Mai Hắc Đế tử trận.[1] Tàn quân rút về căn cứ ở núi Đụn (Hùng Sơn). Đến giữa tháng 9 (ÂL) năm Quý Hợi (723), các tướng sĩ tôn Mai Thúc Huy lên làm vua.[2]
Quân Đường do Dương Tư Húc và Quang Sở Khách chỉ huy truy quét đến tận Hùng Sơn. Mai Thiếu Đế cùng quân dân chống trả quyết liệt. Đến tháng 10 (ÂL), Hùng Sơn thất thủ, Mai Thiếu Đế bị Dương Tư Húc giết hại. Các binh sĩ còn lại đều tử chiến đến cùng.[2][3]
Thờ phụng
[sửa | sửa mã nguồn]Trên núi Đụn ở xã Vân Diên cũ, nay là thị trấn Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) có miếu thờ Mai Thiếu Đế (Mai Thúc Huy).[4][5]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Hồ Hà (13 tháng 2 năm 2012). “Nơi kinh đô vạn an xưa”. Báo Nghệ An điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2021.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ a b “Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Hoan Châu (713-722)”. Cổng thông tin điện tử huyện Nam Đàn. 23 tháng 2 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2021.
- ^ Lê Thái Dũng (24 tháng 8 năm 2010). “Những điều ít biết về vương triều của Mai Hắc Đế”. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2021.
- ^ Trần Văn Thức; Lê Đức Hoàng (19 tháng 2 năm 2013). “Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, một di sản quý báu!”. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2021.
- ^ Xuân Thống (19 tháng 1 năm 2013). “Phục dựng Đền Mai Thánh Mẫu: Tâm nguyện và trách nhiệm”. Báo điện tử Công an Nghệ An. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2021.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Thanh Thủy; Thanh Lê (9 tháng 9 năm 2011). “Bài 3: Cuối thời Âu Lạc và khởi nghĩa Mai Thúc Loan”. Báo Nghệ An điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2021.
- Khoa Lịch sử, Trường Đại học Vinh (28 tháng 1 năm 2013). “Bài 1: Mai Thúc Loan - quê hương và gia thế”. Báo Nghệ An điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2021.
- Khoa Lịch sử, Trường Đại học Vinh (30 tháng 1 năm 2013). “Bài 2: Khởi nghĩa Hoan Châu”. Báo Nghệ An điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2021.
- Khoa Lịch sử, Trường Đại học Vinh (31 tháng 1 năm 2013). “Bài 3: Quy mô và ý nghĩa”. Báo Nghệ An điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2021.
- Khoa Lịch sử, Trường Đại học Vinh (4 tháng 2 năm 2013). “Bài 1: Đền thờ và mộ Vua Mai”. Báo Nghệ An điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2021.