Muối tôm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Muối tôm Tây Ninh, kiểu hạt to.

Muối tôm là một đặc sản của Tây Ninh[1] mặc dù đây không phải là một tỉnh, thành giáp biển. Muối tôm Tây Ninh có nhiều thành phần gồm ớt, tỏi, sả và đặc biệt là tôm, được trộn đều rồi rang lên.[2][3] Nguồn gốc của muối tôm được cho là ra đời trong giai đoạn chiến tranh chống Pháp và Mỹ.[2] Vào năm 2023, nghề thủ công làm muối ớt Tây Ninh đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.[4]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Muối tôm Tây Ninh được cho là đã ra đời trong giai đoạn hai cuộc kháng chiến chống PhápMỹ của quân và dân Tây Ninh.[1][2] Có đoạn ghi cho rằng, "Trước khi hành quân, người lính chúng tôi hầu như thức đêm. Thức ăn mà chúng tôi cần nhất trên đường hành quân để giữ gìn chính là muối…".[5]

Ban đầu là muối ớt, muối tôm do các chị, các mẹ ở hậu phương gửi vô rừng tiếp tế cho chồng con ăn dần. Rồi sau thống nhất, muối vẫn tiếp tục hiện diện trong nhiều gia đình ở Tây Ninh, nhưng lúc này không chỉ được dùng ăn với cơm nữa mà để chấm trái cây.[2]

Những tiệm bán muối tôm sau đó mọc lên suốt tuyến đường Quốc lộ 22, dọc từ núi Bà Đen đến ngã ba Trảng Bàng. Từ đó, muối tôm Tây Ninh trở thành gia vị quen thuộc của vùng đất này. Ngoài ra, người dân nơi đây còn cho rằng nó trở thành đặc sản của Tây Ninh vì đa phần người dân theo đạo Cao Đài, họ ăn chay rất nhiều, muối gia vị là món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa cơm.[6]

Ngày 18 tháng 2 năm 2023, nghề thủ công truyền thống làm muối ớt Tây Ninh đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là di sản văn hóa thứ 8 của tỉnh Tây Ninh sau Đờn ca tài tử Nam Bộ tỉnh Tây Ninh, lễ Kỳ yên đình Gia Lộc, múa trống Chhay-dăm, nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu - núi Bà Đen, lễ hội Quan Lớn Trà Vong - Tân Binh và nghệ thuật chế biến món chay.[4][7]

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Muối tôm (thường có 3 dạng hạt: kiểu hạt to, hạt nhuyễn, hạt mịn) với đủ loại: muối ớt tôm cay nhẹ, vị mặn gắt; muối tôm hành phi ít mặn, cay nhẹ, nồng nàn mùi tôm hoà quyện cùng vị thơm của hành, tỏi phi; muối tôm đỏ hạt to, ít mặn, vị cay nhẹ, thơm mùi tôm…[6]

Từ muối tôm mà nhiều món ăn vặt khác cũng đã ra đời như món bánh tráng muối ới, đặc biệt là bánh tráng trộn.[6][8]

Chế biến[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Ớt chín đỏ, tươi được chon lựa kỹ rồi sau đó được đem phơi hơi khô.
  2. Thành phần thứ hai là tôm khô, được lựa chọn kỹ với yêu cầu chính là sạch và khô ráo.
  3. Muối là loại muối hột, được sơ chế một cách sạch sẽ.

Ớt và tôm sau khi sơ chế được xay nhuyễn thành bột thô rồi trộn đều với muối theo một tỉ lệ nhất định đồng thời, tùy vào nơi chế biến, cho thêm các loại gia vị khác như tỏi, sả...

Sau đó, cho tất cả lên chảo nóng và rang đều. Người thợ phải canh lửa, và rang đều tay để cho hạt muối ra màu gạch đỏ và giữ hương thơm đặc trưng của muối tôm.

Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh, nghề làm muối Tây Ninh bắt đầu phát triển mạnh từ năm 1990, nhờ mở cửa, cơ chế thị trường thông thoáng trong hơn 20 năm qua, muối Tây Ninh đã được nâng cấp thành một loại hàng hóa. Ban đầu chỉ có vài hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ, đến nay đã có hơn 100 cơ sở làm các loại sản phẩm muối Tây Ninh, tập trung chủ yếu ở thị xã Trảng Bàng, Gò Dầuthành phố Tây Ninh.[2]

Theo một thống kê của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Tây Ninh đầu năm 2022, trên địa bàn tỉnh có 37 cơ sở có thương hiệu, đăng ký hành nghề làm muối ớt (tôm), tập trung ở huyện Gò Dầu (11 cơ sở), thị xã Trảng Bàng (10 cơ sở), thị xã Hoà Thành (8 cơ sở).[8]

Ý nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Tây Ninh cùng với bánh tráng Trảng Bàng.

Điểm đặc biệt đầu tiên của muối tôm chính là ý tưởng muối kết hợp với tôm.[9]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Đức An (7 tháng 5 năm 2022). “Vì sao Tây Ninh lại nổi tiếng với muối tôm, dù không có biển, cũng chẳng có tôm?”. Báo Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2022.
  2. ^ a b c d e Trần Trung; Hồng Thủy (28 tháng 5 năm 2022). “Trứ danh đặc sản muối tôm Tây Ninh”. Báo Nông nghiệp. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2022.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ Huấn Phan (12 tháng 6 năm 2012). “Muối tôm Tây Ninh, đặc sản ở vùng đất không có biển”. Ngoisao. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2022.
  4. ^ a b Châu Tuấn (18 tháng 2 năm 2023). “Nghề làm muối ớt Tây Ninh trở thành 'di sản văn hóa phi vật thể quốc gia'. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2023.
  5. ^ Trần Vũ (10 tháng 8 năm 2022). “Từ bao giờ, muối ớt Tây Ninh”. Báo Tây Ninh. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2022.
  6. ^ a b c Đức An (2 tháng 5 năm 2022). “Muối tôm Tây Ninh- một bản sắc văn hoá độc đáo”. Báo Tây Ninh. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2022.
  7. ^ Phước Tuấn (18 tháng 2 năm 2023). “Nghề làm muối ớt Tây Ninh là di sản quốc gia”. VnExpress. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2023.
  8. ^ a b Trần Vũ (3 tháng 8 năm 2022). “Tiếp theo sẽ là… muối ớt Tây Ninh”. Báo Tây Ninh. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2022.
  9. ^ “Bí mật đằng sau sự thành công của muối tôm Tây Ninh”. Báo Tây Ninh. 7 tháng 8 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2022.